Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 2 năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa lần 2 năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 6 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài thi là 150 phút. Ở câu hỏi vẽ biểu đồ đề thi yêu cầu thí sinh vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian 1990 - 2003.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hồng Dương, Hà Nội

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TĨNH GIA

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Địa lý 9 - Bài số 2
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào các kiến thức về sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời, hãy cho biết:

a. Trái Đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng nào? Nhận xét về độ nghiêng, hướng nghiêng của trục Trái Đất.

b. Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành các mùa trên Trái Đất.

c. Vào ngày 21/3 và ngày 23/9 những địa phương nào trên Trái Đất có ngày và đêm bằng nhau? Tại sao?

Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học về Địa lí tự nhiên. Em hãy:

a. Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?

b. Thanh Hóa có những hệ thống sông lớn nào? Cho biết giá trị kinh tế của nó mang lại? Địa phương nơi em sống có sông gì? Sông đó thuộc hệ thống sông nào ở Thanh Hóa.

Câu 3 (2,0 điểm). Trình bày những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta hiện nay.

Câu 4 (3,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học về vùng Bắc Trung Bộ. Em hãy:

a. Kể tên các tỉnh của vùng. Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

b. Việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào?

2. Trình bày hiểu biết của em về ngành lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Câu 5 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

2005

Số dân (nghìn người)

16137

18028

71996

83106

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)

1117

1221

7322

8383

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)

5340

6518

26141

39622

Bình quân lương thực có hạt (kg/người)

331

362

363

477

a. So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số trên của Đồng bằng sông Hồng với cả nước.

b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6 (6,0 điểm). Cho bảng bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2003

Năm

Diện tích lúa cả năm

(nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Cả năm

Chia ra

Vụ đông xuân

Vụ hè thu

Vụ mùa

1990

6042,8

19225,1

7865,6

4090,5

7269,0

1995

6765,6

24963,7

10736,6

6500,8

7726,3

2000

7666,3

32529,5

15571,2

8625,0

8333,3

2003

7449,3

34518,6

16822,9

9390,0

8305,7

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên.

b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

----------HẾT-----------
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây)

Đáp án đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 9

Câu 1

a. Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng:

  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
  • Độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi.

b. Nguyên nhân của hiện tượng mùa và sự hình thành các mùa:

  • Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo, nên có lúc Trái Đất ngả nửa Cầu Bắc, có lúc ngả nửa Cầu Nam về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa.
  • Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng ở nửa cầu đó.
  • Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt là mùa lạnh ở nửa cầu đó.

c. Ngày 21/3 và 23/9 tất cả các địa phương trên Trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau

Vì: Ngày 21/3 và 23/9 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng xích đạo (hoặc đường phân chia sáng tối trùng với trục của Trái Đất).

Câu 2

a. Chứng minh:

  • Mạng lưới sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình:
    • Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.
    • Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...
    • Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây - Đông: Sông Bến Hải, sông Thu Bồn...
    • Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn.
  • Mạng lưới sông ngòi phản ánh nhịp điệu mùa của khí hậu:
    • Do mưa nhiều, mưa rào tập trung vào một thời gian ngắn làm xói mòn địa hình, tạo ra nhiều sông ngòi.
    • Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, tuy mùa mưa dài ngắn khác nhau, có sự chênh lệch giữa miền này và miền khác, song mọi nơi đều có mùa lũ và mùa cạn tương phản rõ rệt. Mùa mưa nước sông lớn chiếm 78 - 80% lượng nước cả năm, mùa khô nước cạn chiếm 20 - 22% lượng nước cả năm.
    • Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước có sự khác nhau, vì vậy mùa lũa trên các sông cũng có sự khác biệt. Ở miền Bắc lũ tới sớm từ tháng 6, 7, 8; miền Trung mưa vào cuối thu đầu đông nên mùa lũ đến muộn tháng 10, 11, 12; miền Nam lũ vào tháng 9, 10.
    • Ở miền Bắc chế độ mưa thất thường, mùa hè mưa nhiều, mùa đông mưa ít nên chế độ nước sông thất thường. Ở miền Nam khí hậu cận xích đạo nên chế độ nước sông khá điều hòa.

b. Sông ở Thanh Hóa:

  • Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính: Sông Mã, sông Lạch Bạng, sông Yên và sông Hoạt.
  • Giá trị kinh tế do sông ngòi ở Thanh Hóa mang lại:
    • Giá trị thủy điện: Cửa Đạt, Bàn Thạch...
    • Thủy lợi: Cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng.
    • Thủy sản: Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
    • Giao thông: Sông Mã, sông Chu, sông Bạng...
    • Du lịch: Suối cá Cẩm Lương...
  • Ở Tĩnh Gia có các sông: sông Lạch Bạng, sông Yên chảy qua.
    • Sông Lạch Bạng chảy qua vùng núi Tĩnh Gia, qua Khoa Trường rồi đổ ra cửa Bạng, sông dài 34,5 km. Thuộc hệ thống sông Lạch Bạng.
    • Sông Yên có chiều dài 94,2 km chảy qua Như Xuân, Nông Cống, Quảng Xương rồi đổ ra biển qua cửa Hải Ninh. Thuộc hệ thống sông Yên.

Câu 3

* Thành tựu: Trong những năm qua chất lượng cuộc sống của người dân đang từng bước được cải thiện, thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân là:

  • Tỉ lệ người lớn biết chữ cao đạt 90,3% (năm 1999); Thu nhập bình quân đầu người tăng; Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
  • Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên đáng kể: Nam giới 67,4 và nữ giới 74 tuổi
  • Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm; Nhiều dịch bệnh hiểm nghèo bị đẩy lùi.

* Hạn chế:

  • Chất lượng cuộc sống của người dân còn chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội; Môi trường sống nhiều nơi đang bị ô nhiễm.
  • Vì vậy nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Câu 4

1. Vùng Bắc Trung Bộ:

a.

  • Gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
  • Dải đát hẹp kéo dài từ Tam Điệp tới Bạch Mã: là cầu nối giữa Bắc – Nam; cửa ngõ hành lang Đông – Tây của tiểu vùng sông Mê Công.

b. Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:

  • Phòng chống lũ quét, hạn chế nạn cát bay, cát chảy, hạn chế tác hại của gió phơn tây nam, bão nhiệt đới...
  • Bảo vệ môi trường sinh thái...

2. Ngành lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hóa:

  • Thanh Hóa là tỉnh diện tích rừng trong cả nước. Năm 2010, diện tích đất có rừng là 545 nghìn ha, trong đó có 386 nghìn ha rừng tự nhiên.
  • Hiện nay tỉnh đang rất chú trọng tới trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, diện tích rừng tròng liên tục tăng và đạt 159 nghìn ha năm 2010. Xu thế khai thác gỗ rừng tự nhiên đã giảm, đây là việc làm đúng hướng, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
  • Việc quản lí vường quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Xuân Liên, Pù Luông và rừng đầu nguồn rất được chú ý.
  • Thanh Hóa đang tiến tới phát triển lâm nghiệp toàn diện về cả bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới rừng và khai thác hợp lí tài nguyên rừng.

Câu 5

* Xử lí số liệu (đơn vị %)

Các chỉ số

Đồng bằng sông Hồng

Cả nước

1995

2005

1995

2005

Số dân

100

111,7

100

115,4

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt

100

109,3

100

114,4

Sản lượng lương thực có hạt

100

122,1

100

151,6

Bình quân lương thực có hạt

100

109,4

100

131,4

a. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số:

  • Các chỉ số của Đồng bằng sông Hồng đều có mức tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng của cả nước, cụ thể như sau:
  • Số dân của Đồng bằng sông Hồng tăng 11,7%, cả nước tăng 15,4%.
  • Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,3%, cả nước tăng 14,4%.
  • Sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 22%, cả nước tăng 51,5%.
  • Bình quân lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,4%, cả nước tăng 31,4%.

b. Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

  • Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực, nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng chậm, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh.
  • Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh) nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng chậm hơn so với cả nước.

Câu 6

* Vẽ biểu đồ

  • Biểu đồ kết hợp đường (diện tích) và cột chồng (sản lượng). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
  • Biểu đố phải đảm bảo tính chính xác, trực quan (chia khoảng cách năm 2000 - 2003 ngắn hơn), có ký hiệu, có chú thích, tên biểu đồ.

* Lưu ý: nếu thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ điểm (0,25 điểm)

* Nhận xét và giải thích:

  • Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2003 có xu hướng tăng: Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định:
    • Từ năm 1990 đến năm 2000 tăng (nêu d/c). Vì khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long)
    • Từ năm 2000 đến năm 2003 giảm (nêu d/c). Vì một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư (Đb sông Hồng)
  • Sản lượng: Liên tục tăng (nêu d/c). Chủ yếu do thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  • Vê mùa vụ:
    • Vụ đông xuân đóng vai trò chủ đạo, liên tục tăng. Do năng xuất cao nhất và trở thành vụ chính.
    • Vụ hè thu liên tục tăng và được đưa vào trồng đại trà
    • Vụ mùa: Có năng xuất lúa thấp hơn so với 2 vụ trên.
Đánh giá bài viết
1 6.532
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm