Đề thi giáo viên dạy giỏi phần thi kiểm tra năng lực trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang

Đề thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường

Đề thi giáo viên dạy giỏi phần thi kiểm tra năng lực trường tiểu học Thành Long, Tuyên Quang gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận. Đề thi giáo viên dạy giỏi này theo nghị quyết mà Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi Giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp trường. Sau đây mời các thầy cô cùng tham khảo.

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG TH THÀNH LONG

Họ và tên GV:.....................................

Dạy lớp: .......

Điểm trường:.......................................

Thứ.............ngày........tháng....... năm 2016

BÀI THI KIỂM TRA NĂNG LỰC

GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016- 2017

(Dành cho giáo viên dạy văn hóa)

THỜI GIAN: 120 PHÚT

(Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH

(5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm).

Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số giữa học kỳ I và giữa học kỳ II được quy định ở những khối lớp nào?

A. Khối lớp 1, khối lớp 2 và khối lớp 3.
B. Khối lớp 4 và khối lớp 5.
C. Tất cả các khối lớp.

Câu 2: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số cuối học kỳ I và cuối năm được quy định ở những khối lớp nào?

A. Khối lớp 1, khối lớp 2 và khối lớp 3.
B. Khối lớp 4 và khối lớp 5.
C. Tất cả các khối lớp.

Câu 3: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với lớp 4, lớp 5?

A. Toán, Tiếng Việt.
B. Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý.
C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
D. Tất cả các môn học.

Câu 4: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1, 2, 3, 4, 5?

A. Toán, Tiếng Việt.
B. Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý.
C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
D. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ.

Câu 5: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về học tập theo mấy mức, đó là các mức nào?

A. 02 mức: Đạt (Đ), Chưa Đạt (C).
B. 02 mức: Hoàn thành (H), Chưa hoàn thành (C).
C. 03 mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng (C).
D. 03 mức: Hoàn thành (T), Hoàn thành (H), chưa hoàn thành (C).

Câu 6: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất theo mấy mức, đó là các mức nào?

A. 02 mức: Hoàn thành (H), Chưa hoàn thành (C).
B. 02 mức: Đạt (Đ), Chưa Đạt (C).
C. 03 mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng (C).
D. 03 mức: Hoàn thành (T), Hoàn thành (H), chưa hoàn thành (C).

Câu 7: Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông, Mục tiêu giáo dục tiểu học là gì?

A. Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học.
B. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học.
C. Tất cả trẻ em khuyết tật được đi học cấp tiểu học.
D. Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học.

Câu 8: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, tiêu chí: "...Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu,công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo..." thuộc yêu cầu nào trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học?

A. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo.
B. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
C. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo.
D. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.

Câu 9: Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những Tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về "Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo" là:

A. Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.
B. Tham gia đóng góp xây dựng các hoạt động của xã hội.
C. Có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp.
D. Cả 2 câu b và c.

Câu 10: Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học, quy định tuổi của học sinh tiểu học là:

A. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi.
B. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi.
C. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi.
D. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(2 điểm, mỗi câu 1 điểm).

Câu 1: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài là 95 mét. Chiều rộng bằng 2/5 chiều dài.

a) Tính chu vi của sân vận động?

b) Tính diện tích của sân vận động?

Câu 2: Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:

a) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhữa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vấn vương vãi khắp thủ đô.

b) Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.

c) Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở lên yêu Tổ quốc.

III. PHẦN TỰ LUẬN

(2 điểm, mỗi câu 1 điểm)

Câu 1: Đồng chí hãy nêu Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?

Câu 2: Đồng chí hãy nêu những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NĂM HỌC 2016- 2017

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH

(5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm).

Đồng chí hãy khoanh vào chữ cái in hoa đặt trước câu trả lời đúng:

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

C

D

C

D

B

A

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm).

Câu 1: (1điểm)

Bài giải

Chiều rộng của sân vận động là: (0.25)

95 x = 38 (m) (0.25)

Chu vi sân vận động là: (0.25)

(95 + 38) x 2 = 266 (m) (0.25)

Diện tích sân vận động là: (0.25)

95 x 38 = 3610 (m2) (0.25)

Đáp số: a) 266 m

b) 3610 m2

Câu 2: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau là:

a) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu // vẫn nở, vấn vương vãi

TN1 TN2 TN3 TN4 CN VN1

khắp thủ đô.

VN2

b) Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng // qua lại rất nhộn nhịp.

TN1 TN2 TN3 CN VN
c) Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê // trở lên yêu Tổ quốc.

CN VN

III. PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm, mỗi câu 1 điểm)

Câu 1: Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là:

- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

- Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Câu 2: Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách là:

- Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo:

  • Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường..., rèn kĩ năng sống cho học sinh.
  • Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành
  • Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học phải thừa kế sự phát huy những thành tựu đã đạt được. Đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặc chẽ giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại; Phải căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo viên. Việc đổi mới phương pháp dạy học một cách hợp lí để tạo cho người học lòng sai mê học tập, ham hiểu biết, óc tò mò để có khả năng và phương pháp học tập, tạo ra sự phát triển mới để nâng cao hiệu quả giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, của vùng mình.

IV. Giáo viên trình bày, chữ viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ Tiểu học, sạch, đẹp: (1 điểm)

* Lưu ý, ở Câu 2: Đồng chí hãy nêu: "Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học mà bản thân đang thực hiện tại lớp mình phụ trách? Giáo viên tùy đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành để liên hệ thực tế đưa ra biện pháp cụ thể. Người chấm cần linh hoạt.

Đánh giá bài viết
14 76.817
Sắp xếp theo

Thi công chức - viên chức

Xem thêm