Đề thi giáo viên giỏi môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh liên trường THPT sở GD&ĐT Nghệ An năm 2019

Đề thi giáo viên giỏi môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Đề thi giáo viên giỏi môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh liên trường THPT sở GD&ĐT Nghệ An năm 2019 có đáp án chi tiết kèm theo, gồm 4 câu tự luận với thời gian làm bài 120 phút, đánh giá năng lực giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp trường. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Đề thi giáo viên giỏi cấp trường THPT tỉnh Nghệ An môn Giáo dục Quốc phòng

Câu 1: (5.0 điểm) Kiến thức chung

Câu 2: (5.0 điểm)

Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động cá nhân luyện tập cho động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi trong bài “Đội ngũ từng người không có súng”. (nêu mục tiêu, vật chất, tiến trình...).

Câu 3: (5.0 điểm)

Anh (chị) hãy nêu thứ tự động tác tháo và lắp súng tiểu liên AK? Xây dựng phương pháp giới thiệu và tổ chức luyện tập cho học sinh biết thực hành nội dung trên ?

Câu 4: (5.0 điểm)

Anh (chị) hãy:

a. Xây dựng tình huống yêu cầu học sinh vận dụng các tư thế, động tác vận động cơ bản đã học vào thực hành lợi dụng địa hình, địa vật phù hợp với thực tiễn tình huống đó ?

b. Xây dựng đáp án cho tình huống trên.

Đáp án Đề thi giáo viên giỏi cấp trường THPT tỉnh Nghệ An môn Giáo dục Quốc phòng

Câu

Ý

Nội dung chính cần đạt

Điểm

Câu 2

Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động cá nhân luyện tập cho động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi trong bài “Đội ngũ từng người không có súng”. (nêu mục tiêu, vật chất, tiến trình...).

5.0

- Mục tiêu

0.75

+ Kiến thức: Học sinh hiểu được khẩu lệnh, nội dung động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi, trong bài Đội ngũ từng người không có súng.

0.25

+ Kỹ năng: Từng người tự biết nghiên cứu khẩu lệnh, cách hô khẩu lệnh và tập từng cử động. Biết sửa tập qua từng bước luyện tập, để thực hiện thành thạo được động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi.

0.25

+ Thái độ: Tự giác luyện tập. Có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

0.25

- Nội dung - Thời gian luyện tập: Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân trong khi đi, trong bài Đội ngũ từng người không có súng; thời gian từ 3-5 phút.

0.25

- Tổ chức: Cá nhân nằm trong đội hình tổ, tiểu đội để luyện tập.

0.25

- Vị trí và hướng tập: Giáo viên quy định rõ vị trí và hướng tập của từng bộ phận.

0.25

- Ký, tín hiệu luyện tập - Người phụ trách: Còi, kết hợp với khẩu lệnh của giáo viên. Tổ trưởng, tiểu đội trưởng.

0.25

- Vật chất: Giáo án, trang phục, tranh đội ngũ từng người không có súng và các vật chất liên quan khác.

0.25

- Phương pháp: (Tiến trình hoạt động).

3.0

Đối với học sinh:

2.0

+ Từng người tự hô khẩu lệnh, tập chậm từng cử động của động tác.

0.5

+ Tập nhanh dần các cử động, liên kết các cử động của động tác.

0.5

+ Tập tổng hợp động tác không theo cử động.

0.5

+ Tập nói và làm động tác (tập phương pháp)

0.5

Đối với giáo viên.

1.0

+ Sau khi phổ biến kế hoạch luyện tập, giáo viên phát lệnh học sinh về vị trí triển khai luyện tập.

0.25

+ Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên quan sát người tập, kịp thời phát hiện sai sót trực tiếp sửa tập, sai đâu sửa đấy, sai ít sửa trực tiếp, sai nhiều tập trung lại để thống nhất lại nội dung; tách những học sinh còn yếu về động tác luyện tập riêng, cử cán bộ phụ trách.

0.25

+ Phương pháp: Dùng khẩu lệnh kết hợp động tác mẫu để sửa.

0.25

Kết thúc luyện tập: Hết thời gian luyện tập, giáo viên phát lệnh thôi tập, tập trung lớp, nhận xét ý thức và kết quả luyện tập.

0.25

Câu 3

Anh (chị) hãy nêu thứ tự động tác tháo và lắp súng tiểu liên AK? Xây dựng phương pháp giới thiệu và tổ chức luyện tập cho học sinh biết thực hành nội dung trên?

5.0

* Thứ tự động tác tháo và lắp súng tiểu liên AK (Yêu cầu thí sinh trình bày đúng, đủ các bước theo hướng dẫn sau):

- Thứ tự động tác tháo súng tiểu liên AK:

Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng

Bước 2: Tháo ống phụ tùng

Bước 3: Tháo thông nòng

Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng

Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về

Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng

Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

0.5

- Thứ tự động tác lắp súng tiểu liên AK:

Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng

Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về

Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng

Bước 5: Lắp thông nòng

Bước 6: Lắp ống phụ tùng

Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn

0.5

* Phương pháp giới thiệu tháo và lắp súng tiểu liên AK

- Giáo viên nêu rõ quy tắc tháo và lắp súng:

+ Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng

0.25

+ Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo súng phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết cho tháo, lắp và kiểm tra súng.

0.25

+ Trước khi tháo, lắp phải khám súng.

0.25

+ Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác, vướng mắc phải nghiên cứu cẩn trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

0.25

- Giáo viên giới thiệu thứ tự động tác tháo, lắp:

+ Nêu thứ tự 7 bước tháo và lắp súng

0.25

+ Làm mẫu động tác tháo và lắp theo 2 bước:

0.25

Bước 1: Làm chậm, vừa nói, vừa làm. Kết hợp lời nói và động tác làm rõ cách tháo và lắp từng bộ phận của súng.

0.25

Bước 2: Làm tổng hợp liên kết các bước tháo và lắp súng.

0.25

* Phương pháp tổ chức luyện tập tháo và lắp súng tiểu liên AK:

(Thí sinh trả lời theo một trong hai trường hợp sau).

- TH 1: Nếu tổ chức lớp thành 01 bộ phận, giáo viên trực tiếp duy trì: Cho lần lượt từng nhóm lên tập, số lượng còn lại quan sát. Theo các bước sau:

0.5

+ Hô khẩu lệnh, hướng dẫn học sinh tập chậm từng bước tháo và lắp súng, thực hiện sai đâu, sửa đó.

0.5

+ Nhận xét, cho nhóm khác lên tập. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định.

0.5

+ Hết thời gian luyện tập, giáo viên ổn định lớp nhận xét ý thức và kết quả luyện tập.

0.5

- TH 2: Nếu chia lớp thành nhiều bộ phận (tổ, nhóm):

0.5

+ Giáo viên triển khai súng cho các bộ phận, sau đó phát lệnh “bắt đầu tập”. Giáo viên quan sát sửa tập cho học sinh, theo nguyên tắc sai đâu sửa đó, nếu sai ít sửa trực tiếp, nếu sai nhiều phải tập hợp thống nhất lại.

0.5

+ Trong từng bộ phận, học sinh thay nhau tập chậm từng bước tháo, lắp, còn lại quan sát, bổ sung, sửa tập. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định.

0.5

+ Hết thời gian luyện tập, giáo viên phát lệnh “thôi tập”, ổn định lớp nhận xét ý thức và kết quả luyện tập.

0.5

Câu 4

Anh (chị) hãy:

a. Xây dựng tình huống yêu cầu học sinh vận dụng các tư thế, động tác vận động cơ bản đã học vào thực hành lợi dụng địa hình, địa vật phù hợp với thực tiễn tình huống đó ?

b. Xây dựng đáp án cho tình huống trên.

5.0

a

(Là câu hỏi mở nhưng bài làm cần đạt được nội dung chính sau).

- Tình huống: Phải đảm bảo tính khoa học; phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng; phát triển năng lực; mô tả rõ tình huống.

2.5

b

Xây dựng đáp án cho câu hỏi trên ? (Đáp án phải bảo đảm).

2.5

- Phân tích rõ được tình huống đã xây dựng

1.0

- Vị trí lợi dụng: Phù hợp với đặc điểm địa hình, vật lợi dụng và tình huống đã xây dựng.

0.5

- Tư thế, động tác vận động khi lợi dụng phù hợp với đặc điểm địa hình, vật lợi dụng và tình huống. (Đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng).

0.5

- Điểm chú ý khi lợi dụng: Hành động khi lợi dụng phải hết sức bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm rung động, thay đổi hình dạng và màu sắc vật lợi dụng

0.5

Ngoài Đề thi Giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trường THPT, để chuẩn bị cho các kì thi giáo viên giỏi cấp trường, các thầy cô tham khảo chi tiết các tình huống sư phạm thường gặp và các đề thi giáo viên giỏi và các mẹo chuẩn bị cho các bài thi giáo viên dạy giỏi đạt kết quả cao. VnDoc thường xuyên cập nhật các đề thi mới nhất cho các thầy cô tham khảo và ôn luyện tốt nhất.

Đánh giá bài viết
1 363
Sắp xếp theo

Thi giáo viên dạy giỏi

Xem thêm