Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Vật lý trường THCS thị trấn Tân Châu năm 2018 - 2019

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 - 2019 trường THCS Thị trấn Tân Châu bao gồm đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập và bảng ma trận đề kiểm tra sẽ giúp các em học sinh ôn tập hệ thống lại kiến thức ôn tập ôn thi giữa 1 lớp 6 và cuối học kì 1 hiệu quả đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Đề bài kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6

I. Lý thuyết: (6 điểm)

Câu 1: (2đ) M1

a, Đơn vị đo lực là gì? Kí hiệu như thế nào? (1đ)

b, Thế nào là hai lực cân bằng? (1đ)

Câu 2: (3đ) M1

a, Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực như thế nào? (2đ)

b. Viết công thức tính trọng lượng theo khối lượng, nêu rõ các kí hiệu và đại lượng? (1đ)

Câu 3: (1đ) Khối lượng riêng của một chất là gì?

II. Bài tập: (4 điểm)

Bài 1: (2đ) M4

Một chiếc ấm làm bằng nhôm có thể tích 1dm3.

a) Tính khối lượng của ấm. Biết khối lượng riêng của ẩm là 2700kg/m3 (M3)

b) Dùng lực có độ lớn 25N có nâng vật lên theo phương thẳng đứng được hay không? Vì sao?

Bài 2: (1đ) M3

Các trường hợp dưới đây là ứng dụng máy cơ đơn giản nào:

a) Đẩy thùng hang từ dưới đất lên trên xe.

b) Cái kéo cắt giấy.

Bài 3: (1đ) Một học sinh sút vào quả bóng đang đứng yên, nêu những kết quả tác dụng của lực lên quả bóng? (M2)

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa HK1 môn Vật lý lớp 6

Câu hỏi

Nội dung

Thang điểm

I. Lý thuyết: (6 điểm)

Câu 1:

a) Đơn vị đo lực là Niu-tơn

Kí hiệu là N

b) Hai lực mạnh như nhau

cùng đặt lên một vật

cùng phương

nhưng ngược chiều

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

a) Trọng lực là lực hút của trái đất có phương thẳng đứng

chiều hướng về phía trái đất (hoặc từ trên xuống dưới)

b) P = 10.m trong đó

P là trọng lượng, đơn vị Niuton (N)

m là khối lượng, đơn vị kilogam (kg)

1 đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0.25đ

0,25đ

II. Bài tập: (4 điểm)

Câu 3

Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất đó

0,5đ

0,5đ

Bài 1

Tóm tắt

V=1 dm3 = 0,001 m3

D=2700 kg/m3

F=25N

a)m=?kg

b) Có nâng vật được hay không?

Giải

a) Khối lượng của ấm là

D = m/V => m = D.V

= 2700.0,001 = 2,7 (kg)

b) Trọng lượng của vật là:

P = m.10 = 2,7.10 = 27 (N)

F<P nên không nâng được vật lên

Tóm tắt: 0,5

0,25đ

0,25đ

0.25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Bài 2

a) Mặt phẳng nghiêng

b) Đòn bẩy

0,5đ

0,5đ

Bài 3

Gây ra biến đổi chuyển động

và biến dạng

0,5đ

0,5đ

Đánh giá bài viết
5 1.575
Sắp xếp theo

Đề thi giữa kì 1 lớp 6

Xem thêm