Top 5 đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn GDCD năm 2023 Sách mới

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn GDCD năm 2023 sách mới bao gồm 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, là tài liệu hay giúp quý thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, biên soạn đề thi giữa học kì 1 lớp 8. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn luyện trước kỳ thi. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Link tải chi tiết từng sách:

1. Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDCD 8 KNTT đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Hủ tục.

C. Lạc hậu.

D. Xấu xa.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. hội nhập của đất nước.

C. duy trì hạnh phúc gia đình.

D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?

A. Giá trị tốt đẹp.

B. Mọi hệ giá trị.

C. Hủ tục lạc hậu.

D. Phong tục lỗi thời.

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. tính cách của các dân tộc.

B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.

C. giá trị đồng tiền của dân tộc.

D. dân số của mỗi dân tộc.

Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. truyền thống của các dân tộc.

B. hủ tục của các dân tộc.

C. vũ khí của các dân tộc.

D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

Câu 2 (3 điểm): Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 3 (1 điểm): Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

A

B

A

A

A

A

A

Câu

11

12

Đáp án

B

B

PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những cái hay, cái đẹp để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: các dân tộc trên thế giới tuy có sự khác biệt nhất định về: màu da, ngoại hình, văn hóa,… song đều bình đẳng với nhau.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:

+ Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.

+ Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.

- Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo:

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày.

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

+ Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,..

2,0 điểm

Đề thi GDCD 8 giữa kì 1 KNTT - Đề 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc không có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Quý giá.

C. Lạc hậu.

D. Có giá trị.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, giá trị của các truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy sự

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. phát triển của đất nước.

C. ổn định trong gia đình.

D. đoàn kết trong dòng họ.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình?

A. Tự ti về dân tộc mình.

B. Tự hào về dân tộc mình.

C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc.

D. Phê phán mọi dân tộc.

Câu 7: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Kỳ thị giữa các dân tộc.

B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.

D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

A. Phân biệt giữa các dân tộc.

B. Học hỏi giữa các dân tộc.

C. Giao lưu giữa các dân tộc.

D. Học tập giữa các dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động

A. chăm chỉ.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần

A. chăm chỉ.

B. lười biếng.

C. ỷ nại.

D. dựa dẫm.

Câu 11: Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. làm việc chăm chỉ, chịu khó.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.

b) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.

Câu 2 (3 điểm): Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.

a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Câu 3 (1 điểm): Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.

Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 GDCD 8 KNTT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

B

B

B

A

A

B

A

Câu

11

12

Đáp án

B

B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở một vùng nói riêng và trên thế giới nói chung, có sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và cách biểu đạt văn hóa,… Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: việc sử dụng pha trộn, lạm dụng nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp sẽ làm mất đi nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ; đồng thời, cũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ bản địa.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

- a) Lời nói của bạn A chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập.

- b) Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

Bạn N trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam; dù là du học sinh, đang học tập tại nước ngoài, nhưng N vẫn cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người.

1,0 điểm

2. Đề thi GDCD 8 giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi GDCD 8 giữa kì 1 Cánh diều - Đề 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Quảng bá các làng nghề truyền thống.

B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.

C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống.

D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Gây rối an ninh trật tự tại khu dân cư.

C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.

D. Cổ vũ và duy trì các hủ tục lạc hậu

Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần

A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.

D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Mê tín, tin vào bói toán.

B. Gây rối trật tự công cộng.

C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.

D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 5: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.

B. Chăm chỉ học tập.

C. Lễ phép với thây, cô giáo.

D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Kỳ thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền

B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau.

C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới.

D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc.

Câu 7: Việc các thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ là chưa thực hiện đúng nội dung nào dưới đây?

A. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

B. Thể hiện thị hiếu tầm thường của giới trẻ.

C. Đó là lối sống thiếu văn hóa và đạo đức.

D. Biết phân biệt giá trị văn hóa giữa các dân tộc

Câu 8: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?

A. Có nhiều tiền bạc.

B. Có thêm hiểu biết.

C. Có thêm ngoại tệ.

D. Được đi du lịch.

Câu 9: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc sẽ mang lại điều gì đối với văn hóa của dân tộc mình ?

A. Có nền kinh tế phát triển.

B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.

C. Làm bá chủ các dân tộc khác.

D. Làm phong phú văn hóa dân tộc.

Câu 10: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là

A. làm việc theo thói quen.

B. làm việc tự do, cẩu thả.

C. làm việc thường xuyên, nỗ lực.

D. làm theo mệnh lệnh người khác.

Câu 11: Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo?

A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân.

B. Hoàn thiện và phát triển bản thân.

C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc.

D. Do áp lực gia đình và bạn bè.

Câu 12: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính

A. tự phát.

B. tự giác.

C. tự do.

D. sáng tạo.

Câu 13: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật.

Câu 15: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng.

B. Được bổ sung kiến thức mới.

C. Kết quả công việc ngày càng tăng.

D. Hiệu quả công việc bị suy giảm.

Câu 16: Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi

A. lao động tự giác.

B. lao động sáng tạo.

C. lao động tự phát.

D. lao động ép buộc.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm): Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?

Câu 2 (1 điểm): Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Thông tin trên nói về những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống đó

Đáp án đề kiểm tra giữa 1 GDCD 8 - Đề 1

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

A

B

A

A

A

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

B

D

A

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

+ Việc anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột giúp nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty đã cho thấy anh A là người có đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo tấm gương anh A.

+ Ngược lại, chị B lại có thái độ lười biếng, ngại đổi mới, chỉ muốn duy trì cách làm việc cũ => chị B thiếu đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động.

2,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Thông tin trên nói về: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống yêu nước được hình thành và bồi đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước.

1,0 điểm

Đề thi GDCD 8 giữa kì 1 Cánh diều - Đề 2

Mời các bạn xem chi tiết đề và đáp án đề 2 tại đây: Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Cánh diều -Đề 2

3. Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước phương án đúng

Câu 1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ

A. gia đình này sang gia đình khác.

B. dòng họ này sang dòng họ khác.

C. dân tộc này sang dân tộc khác.

D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 2. Hành động nào sau đây là biểu hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Kiên cường chống giặc ngoại xâm.

B. Thường xuyên thay đổi theo thời đại.

C. Loại trừ văn hoá các dân tộc khác.

D. Dựa dẫm và phụ thuộc dân tộc khác.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương.

B. Sùng bái văn hoá của các dân tộc khác.

C. Coi nhẹ các hoạt động lao động chân tay.

D. Chỉ quan tâm lợi ích của chính mình.

Câu 4. Khi trưởng thành chị B cùng nhóm bạn vẫn thường về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô mỗi khi có dịp. Việc làm của chị B và nhóm bạn thể hiện phẩm chất nào sau đây?

A. Nâng cao vị thế cá nhân.

B. Đoàn kết cùng phát triển.

C. Tôn trọng kỉ cương, nghi lễ.

D. Kế thừa truyền thống dân tộc.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không biểu hiện cho sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên trên thế giới?

A. Phong tục tập quán.

B. Ngôn ngữ, chữ viết.

C. Phân biệt, kì thị.

D. Nghệ thuật, ẩm thực.

Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới sẽ góp phần

A. làm cho văn hoá nhân loại thêm đặc sắc.

B. hạn chế sự giao lưu học hỏi của các dân tộc.

C. tạo nên sự cách biệt giữa các quốc gia dân tộc.

D. thúc đẩy sự độc quyền kinh tế của một số nước.

Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới thể hiện ở thái độ, việc làm nào sau đây?

A. Giao lưu văn hoá với các bạn học sinh quốc tế.

B. Đánh giá người khác dựa trên cơ sở sắc tộc.

C. Ứng xử thân thiện với công dân các quốc gia khác.

D. Tuân thủ quy tắc khi tham gia lễ hội của các dân tộc.

Câu 8. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự đa dạng giữa các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Giống nhau về phong cách ăn uống.

B. Đồng nhất về trang phục truyền thống.

C. Khác biệt về tôn giáo và tín ngưỡng.

D. Nhất quán về quan điểm và hệ giá trị.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12. Để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, em cần tránh điều nào sau đây?

A. Tích cực tìm hiểu những điều mình chưa biết.

B. Tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà.

C. Thực hiện đúng theo thời gian biểu hằng ngày.

D. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Câu 2. (2 điểm)

Đoàn làm phim đến gần Trường Trung học cơ sở A để quay hình cho bộ phim truyền hình sắp ra mắt. Trong đoàn làm phim, có một diễn viên người da màu. Khi diễn viên đang thực hiện vai diễn của mình thì có một nhóm học sinh tò mò đến xem. Trong lúc xem, bạn T vừa cười, vừa chỉ tay nói rằng: “Diễn viên gì mà da đen quá, nhìn là không muốn xem phim này rồi”.

Em có suy nghĩ như thế nào về lời nói và hành vi của bạn T trong tình huống trên?

  • Câu 3. (3 điểm)

Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập.Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?

- Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 8 CTST

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

A

D

C

A

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

C

A

A

B

D

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,..

Câu 2. (2 điểm)

Lời nói và hành vi của bạn T là chưa phù hợp, vì: lời nói và hành động của T đã thể hiện thái độ phân biệt về chủng tộc, màu da; đồng thời gây nên sự tổn thương tâm lí đối với diễn viên người da màu trong đoàn làm phim.

Câu 3. (3 điểm)

- Nhận xét: việc làm của bạn Ninh và bạn Hải đã cho thấy hai bạn có đức tính chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong quá trình học tập, lao động. Đồng thời, hai bạn cũng biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

=> Bài học rút ra: cần rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo và yêu thương mọi người.

- Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân em:

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…

+ Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.

+ Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…

+ Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

4. Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 sách cũ

Ma trận đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8

Cấp độ

Tên bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TL

TL

1. Tôn trọng lẽ phải

- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

0.5

5%

2

0,5

5%

2. Liêm khiết

Nêu được liêm khiết là gì?

- Xác định được hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0.25

2,5%

2

0.5

5%

3

0,75

7.5%

3. Tôn trọng người khác.

- Hiểu được hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0.25

2.5%

1

0,25

2,5%

4. Giữ chữ tín.

Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín

Phân biệt được hành vi giữ chữ tín với không giữ chữ tín.

Nhận xét về hành vi giữ chữ tín

Đưa ra cách ứng xử một tình huống cụ thể về giữ chữ tín

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0.25

2.5%

2

0.5

5%

1/2

1.0

10%

1/2

2.0

20%

4

3,75

37,5%

5. Pháp luật và kỉ luật.

Nhận biết hành vi tôn trọng kỉ luật

Xác định được hành vi phạm pháp luậtvới không vi phạm pháp luật

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0.25

2.5%

2

0.5

5%

3

0,75

7,5%

6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

Nêu được khái niệm, biểu hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh

Hiểu được biểu hiện và đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh

Xác định được trách nhiệm của bản thân để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2/3

3

0.75

7.5%

4

3,75

7.5%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

3

0,75

7,5%

2/3

2.0

20%

12

2,75

27,5%

1/3

1.0

10%

1/2

1.0

10%

2

4.0

40%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

3+ 2/3

2,75

27,5%

13+ 1/3

3,75

3,75%

1/2

1,0

10%

1

2.0

20%

18

10

100%

Đề kiểm tra GDCD 8 giữa kì 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1. Việc làm nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?

A. Không nhận hối lộ.

B. Bao che khuyết điểm cho bạn.

C. Không a dua theo số đông người.

D. Luôn bảo vệ ý kiến cho mình.

Câu 2. Người “ba phải” là người

A. luôn chỉ cho mình là đúng.

B. chỉ nhìn thấy cái sai của người khác.

C. luôn thấy được mặt tốt của những người xung quanh.

D. thường không phân biệt được đúng sai.

Câu 3. Liêm khiết là

A. sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách, phô trương, không hám danh, hám lợi.

B. sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

C. sống vì mọi người, biết quan tâm , biết chia sẻ, giúp đỡ người khác.

D. sống tiết kiệm, chi tiêu hợp lí , có kế hoạch cụ thể, rõ rang cho bản thân và gia đình.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là liêm khiết?

A. Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân và nâng nhấc cho người thân của mình.

B. Chỉ dùng tài sản của tập thể còn của mình thì cất đi.

C. Chỉ hưởng những gì do công sức lao động của mình làm ra, không lấy của người khác.

D. Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích cá nhân.

Câu 5:Trường hợp nào sau đây thể hiện lối sống không liêm khiết?

A. Tính toán để có lợi nhuận cao khi bán hàng.

B. Luôn mặc cả mỗi khi đi mua hàng.

C. Luôn cân nhắc kĩ mỗi khi chi tiêu, mua sắm.

D. Bớt xén công quỹ làm của riêng.

Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

A . A dua, đua đòi với người khác.

B. Chỉ làm những việc mình thích.

C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

D. Phê phán gay gắt những ý kiến trái với quan điểm của mình.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây là đúng về giữ chữ tín?

A.Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B.Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

C.Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D.Có thể không giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Câu 8. Người giữ chữ tín là người luôn biết coi trọng

A. người khác.

B. công việc.

C. lời hứa.

D. niềm tin.

Câu 9: Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng ta cần phải

A. yêu thương mọi người.

B. tin tưởng người khác.

C. biết giữ chữ tín.

D. tôn trọng người khác.

Câu 10: Tôn trọng kỉ luật là

A. chấp hành nội quy của nhà trường.

B.chạy xe quá tốc độ quy định.

C.đi xe đạp dàn hàng ba.

D.luôn giúp đỡ mọi người.

Câu 11: Hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?

A. Buôn bán phụ nữ, trẻ em.

B.Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

C.Đi du học tự túc.

D.Chấp hành luật giao thông đường bộ.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh?

A. Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

B. Trung thực, nhân ái, vị tha.

C. Tôn trọng, tin cậy, chân thành.

D. Cho bạn xem bài trong giờ kiểm tra, thi cử.

Câu 13: Cách cư xử phù hợp trong quan hệ bạn bè khác giới là

A. luôn chiều theo mọi yêu cầu của bạn.

B. cứ vô tư coi bạn như người cùng giới với mình.

C. trân trọng những đặc điểm khác giới của bạn.

D. coi bạn là người yêu của mình.

Câu 14: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ

A. ít nhất 1 phía.

B. phía người có địa vị thấp hơn.

C. phía người có địa vị cao hơn.

D. từ cả hai phía.

Câu 15. Việc làm thể hiện sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là

A. bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.

B. chỉ xem phim, truyện của người nước ngoài không xem phim, truyện của Việt Nam.

C. học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam.

D. chê bai nghệ thuật dân tộc của các nước khác.

Câu 16: Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được

A. sự đoàn kết tập thể.

B. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

C. lòng tự tôn dân tộc thái quá.

D. một số truyền thống sẵn có của dân tộc mà mình thích.

PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1. Thế nào là tình bạn? Nêu những biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh? Em cần làm gì để xây dựng được một tình bạn trong sáng lành mạnh?

Câu 2. M bị ốm phải nghỉ học. K hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà M lấy và giúp M ghi bài ở lớp. Nhưng K đã không thực hiện được việc đó với lí do K dậy muộn, không kịp đến nhà M trước khi đến trường.

Hỏi:

1. Hãy nhận xét hành vi của K

2. Em sẽ khuyên K như thế nào?

............................................

Ngoài Bộ Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 năm 2023, mời các bạn tham khảo thêm Soạn GDCD 8 - Chân trời sáng tạoĐề thi giữa kì 1 lớp 8 với đầy đủ các môn. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi.

Đánh giá bài viết
8 8.737
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    các bạn cứ chịu khó cày đi

    Thích Phản hồi 08:50 26/10
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      lại ôn thôi

      Thích Phản hồi 21/10/22
      • Bơ

        chắc được 5 điểm

        Thích Phản hồi 21/10/22

        Đề thi giữa kì 1 GDCD 8

        Xem thêm