Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016 là đề kiểm tra đầu năm nhằm đánh giá chất lượng học sinh lớp 9 mới lên lớp 10. Đây là tài liệu tham khảo hay giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức, các thầy cô có thêm liệu để ra đề thi, đề ôn tập. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT, HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: LỊCH SỬ, KHỐI 10.

Câu 1 (4,0 điểm)

Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.

Câu 2 (2,0 điểm)

Thị quốc là gì? Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Câu 3 (4,0 điểm)

Hãy nêu những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

Câu 1:

  • Ở phương Đông: Phân chia thành 3 giai cấp:
    • Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
    • Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
    • Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
  • Vì:
    • Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời.
    • Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương... Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu... Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại.
    • Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
    • Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu

(mỗi ý đúng là 0.5 điểm)

Câu 2:

  • Thị quốc là quốc gia thành thị, gồm thành thị và một vùng đất trồng xung quanh, thành thị có phố xá, lâu đài,đền thờ, sân vận động, nhà hát và đặc biệt phải có bến cảng.
  • Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ: người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành hội đồng 500, có vai trò như "quốc hội"......
    • Đại hội công dân: dân tự do, nam, 18 tuổi trở lên, bầu cử bằng bỏ phiếu, có chế độ trợ cấp xã hội...
    • Là bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông: chính quyền Athèns thuộc về công dân Athèns. Thể chế mang tính dân chủ nhưng dựa trên cơ sở bóc lột nô lệ

(mỗi ý đúng là 0.5 điểm)

Câu 3:

Văn hóa Trung Quốc

  • Tư tưởng
    • Nho giáo:
      • Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
      • Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.
      • Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
      • Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.
    • Phật giáo:
      • Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.
      • Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.
  • Sử học:
    • Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.
    • Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.
  • Văn học:
    • Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...
    • Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...
  • Khoa học - kĩ thuật:
    • Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học,Thiênvăn, Y học...
    • Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
  • Nghệ thuật kiến trúc:
    • Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

(mỗi ý đúng là 0.5 điểm)

Đánh giá bài viết
2 6.157
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm