Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học - Đề 5

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 7

VnDoc xin giới thiệu tới các thầy cô cùng học sinh tài liệu Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học - Đề 5 với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình ôn luyện kiến thức cũng như nâng cao kết quả dạy và học.

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 2 - Đề 5

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén so với những giác quan còn lại?

A. Thị giác

B. Thính giác

C. Xúc giác

D. Vị giác

Câu 2. Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống đồng cỏ là

A. hai chi có màng bơi

B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy

C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi.

D. hai chi trước rất khỏe và di chuyển theo lối nhảy.

Câu 3. Vì sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam ta có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống mà không cạnh tranh nhau? (chú ý câu hỏi có thể có nhiều phương án đúng)

A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định (trong đất, dưới nước, trên cây,…).

B. Vì mỗi loài rắn chuyên hóa với một nguồn sống nhất định.

C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định (thời điểm săn mồi, chu kì sinh sản…).

D. Vì các loài rắn hỗ trợ nhau trong quá trình săn mồi.

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 5. Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang?

A. Chuột chù

B. Chuột đồng

C. Chuột chũi

D. Chuột nhắt

II. Tự luận

Câu 1. Tại sao gọi thằn lằn và các sinh vật cùng loại là bò sát?

Câu 2. So sánh đặc điểm của bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn

Câu 3. Tại sao nói sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong?

Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7

I. Trắc nghiệm

Câu 1: B

Câu 2: B

Câu 3: A, B, C

Câu 4: A

Câu 5: C

II. Tự luận

Câu 1.

Thằn lằn và các sinh vật cùng loại được gọi là bò sát vì chân của các sinh vật này quá ngắn, bé không thể nâng cơ thể lên được, nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất, hay nói cách khác là chúng bò sát đất nên được gọi là “bò sát”.

Câu 2.

Giống nhau:

- Xương đầu: Có hộp sọ và có xương hàm.

- Cột sống: Có xương sườn và xương mỏ ác.

- Xương chi: Đai vai, chi trên; đai hông, chi dưới.

Khác nhau:

STTBộ xương thằn lằnBộ xương thỏ
1Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốtĐốt sống cổ có 7 đốt
2Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoàng)
3Các chi nằm ngang (bò sát)Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.

Câu 3.

Tại sao nói đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng kèm thụ tinh trong, bởi lẽ:

- Trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp.

- Thụ tinh ngoài thì sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện ở môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù…)

- Còn ở thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn (trong cơ thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn.

Đánh giá bài viết
1 211
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm