Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 số 2

Đề thi Văn 7 giữa học kì 2 năm 2021 có đáp án

VnDoc gửi tới các bạn Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 - đề số 2 có đáp án cho các bạn học sinh tham khảo và luyện tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề.

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 7 sắp tới, VnDoc giới thiệu bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em học sinh ôn tập, làm quen với nhiều dạng bài khác nhau, từ đó tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức của mình. 

Tham khảo thêm:

Phần I - Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !

Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra !”

1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

………………………………………………………………………

2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?

……………………………………………………………………

3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?

……………………………………………………………………

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ).

Câu 2 (5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

1. - Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,5 điểm)

- Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,5 điểm)

2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật. (1,0 điểm)

3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ? (1,0 điểm)

Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Yêu cầu trả lời

Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:

* Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu ra vấn đề cần giải thích: công dụng của văn chương. 0,25đ

* Phát triển đoạn: 1,5đ

- “Văn chương” trong câu văn được hiểu là những tác phẩm văn học.

- “gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem tới cho ta những tình cảm mới mẻ ta chưa từng trải qua.

- “luyện những tình cảm ta sẵn có;...”: làm sâu đậm thêm những tình cảm ta đã có.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: công dụng to lớn của văn chương là làm giàu, làm đẹp cho tình cảm của con người. 0,25đ

Câu 2 (5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim"

A- Mở bài (1đ)

Dẫn dắt giới thiệu câu tục ngữ : Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

B- Thân bài (3,5đ)

+ Giải thích (1đ)

-Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

-Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

+ Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (2đ)

-Cuộc sống vốn dĩ khó khăn, phức tạp. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

-Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

-Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”,“đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

+ Bài học (0,5đ)

-Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

-Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

-Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

C- Kết bài (0,5đ)

-Nêu suy nghĩ về vấn đề. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?

Tham khảo các bài văn mẫu tại đây: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2020 - 2021 số 2. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 1.759
Sắp xếp theo

Đề thi giữa kì 2 lớp 7

Xem thêm