Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 huyện Bình Giang năm 2014 - 2015

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang là đề thi học kì I lớp 8 có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn luyện chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 môn Ngữ văn sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật Lý lớp 8 trường THCS Thuận Hưng năm 2015 - 2016

PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (2,5 điểm):

a) Thế nào nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?

b) Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh và cho biết ý nghĩa, tác dụng của nó trong những câu văn sau:

Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.

(Nguyễn Khải)

Câu 2 (1,5 điểm):

Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu.

Câu 3 (1,0 điểm):

Vì sao có thể nói bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri là một kiệt tác?

Câu 4 (5,0 điểm):

Mượn lời chị Dậu em hãy kể lại đoạn truyện cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc sưu, chị đã vùng dậy đánh trả bọn chúng. (Dựa vào nội dung đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8

Câu 1:

a. HS nêu được khái niệm, tác dụng của phép nói giảm, nói tránh:

  • Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. (0,5 điểm)
  • Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (0,5 điểm)

b.

  • Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh: bỏ đi (0,5 điểm)
  • Tác dụng:
    • Tránh lặp lại từ "chết" ở câu trước. (0,75 điểm)
    • Tránh cảm giác đau buồn. (0,75 điểm)

Câu 2:

Tóm tắt đoạn trích "Lão Hạc":

Cần đảm bảo các ý sau:

  • Lão Hạc sống cô đơn vì con trai bỏ đi đồn điền cao su, chỉ còn có con chó Vàng bầu bạn. Vì ốm nặng, lão không nuôi nổi con Vàng nên đành bán nó đi. (0,25 điểm)
  • Lão đau đớn kể lại câu chuyện bán chó cho ông giáo nghe vì cho mình đã đánh lừa một con chó. (0,25 điểm)
  • Lão gửi ông giáo tiền lo ma và giữ hộ mảnh vườn cho con trai. (0,25 điểm)
  • Lão sống mòn, nhưng từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. (0,25 điểm)
  • Lão xin Binh Tư bả chó để đánh con chó hay sang vườn nhà lão khiến cả ông giáo và Binh Tư đều hiểu lầm lão. (0,25 điểm)
  • Nhưng cuối cùng lão đã chết vật vã đau đớn bằng bả chó. Ông giáo thầm hứa với lão sẽ trao tận tay con trai lão mảnh vườn. (0,25 điểm)

Lưu ý: HS viết thành đoạn văn tóm tắt. Nếu gạch ý thì trừ 0,5 điểm.

Câu 3:

HS nêu được các ý sau:

  • Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt: đêm tối, mưa vùi dập, gió phũ phàng. (0,25 điểm)
  • Chiếc lá được vẽ rất giống thật khiến hai họa sĩ không nhận ra đó chỉ là bức vẽ. (0,25 điểm)
  • Nó đã cứu sống tính mạng một con người. (0,25 điểm)
  • Nhưng nó cũng đánh đổi bằng tính mạng của người tạo ra nó, kết tinh tài năng, tình yêu thương, khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính. (0,25 điểm)

Lưu ý: HS viết thành đoạn văn tóm tắt. Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm. Trong ý thứ tư, thiếu ý khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính thì trừ 0,25 điểm)

Câu 4:

a) Yêu cầu về hình thức:

  • Thể loại văn tự sự (kể chuyện sáng tạo)- Đối tượng kể: nội dung đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)- Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài
  • Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp
  • Ngôi kể: thứ nhất, xưng "tôi" (nhập vai chị Dậu)
  • Kết hợp kể với tả, biểu cảm.

b) Yêu cầu về nội dung:

  • Học sinh dùng lời kể của chị Dậu để kể đoạn truyện.
  • HS biết nhập vai nhân vật để kể lại truyện, có thể thay đổi một vài chi tiết, tránh sao chép y nguyên trong SGK.
  • HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:

Mở bài: 0,5 điểm

  • Chị Dậu giới thiệu về mình
  • Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện câu chuyện (Cai lệ và người nhà lí trưởng đến đốc thuế, bắt trói anh Dậu)

(Lưu ý: học sinh có thể kể ngược, nêu kết quả trước, diễn biến câu chuyện sau, gv đánh giá cao những cách viết sáng tạo)

Thân bài: (4,0 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc chính:

  • Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh gia đình chị Dậu: cùng đinh trong làng, phải nộp hai suất sưu, chồng vừa chết đi sống lại.
  • Cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với dụng cụ đánh bắt trói người.
  • Chị Dậu van xin ba lần, nhưng người nhà lí trưởng thì mỉa mai, cai lệ thì chửi mắng, đánh chị và cứ sấn vào trói anh Dậu.
  • Chị Dậu đã uất ức cự lại bằng lí rồi đấu lực, quật ngã hai tên tay sai.

Kết bài (0,5 điểm): Kết thúc, ý nghĩa câu chuyện (quy luật tức nước thì phải vỡ bờ), cảm xúc suy nghĩ của người kể.

Biểu điểm:

  • Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp
  • Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
  • Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt.
  • Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
  • Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

( Nếu HS kể lại truyện như VB trong SGK dù kể đủ các sự việc nhưng không chú ý đan xen tả, biểu cảm cũng chỉ cho tối đa một nửa số điểm. Những bài lạc sang văn nghị luận cũng cho một nửa số điểm.)

Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp.

Đánh giá bài viết
9 1.960
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm