Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Yên Lạc năm 2019

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng rằng với đề thi HK I này các bạn sẽ có thêm tài liệu luyện tập, biết cách phân bổ thời gian. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Đề thi có 04 trang

Mã đề thi: 201

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10

Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian giao đề./

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 1: Từ sự ra đời của Nhà nước cổ đại phương Đông và Nhà nước cổ đại phương Tây có thể rút ra quy luật gì?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi thì nhà nước hình thành sớm và ngược lại.

B. Điều kiện tự nhiên khó khăn thì nhà nước hình thành sớm và ngược lại.

C. Sản xuất nông nghiệp phát triển thúc đẩy kinh tế hàng hóa tiền tệ.

D. Kinh tế nông nghiệp phát triển thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 2: Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần?

A. Công cụ sở hữu.

B. Vàng bạc.

C. Ruộng đất.

D. Tài sản nói chung.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện của tính dân chủ trong thị quốc Địa Trung Hải thời cổ đại?

A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế.

B. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc.

C. Nam từ 21 tuổi trở lên đều tham gia Đại hội công dân.

D. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội.

Câu 4: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến có ảnh hưởng đến văn hóa nước ta thời Bắc thuộc về

A. ngôn ngữ, văn tự.

B. giáo dục.

C. kiến trúc.

D. nghệ thuật.

Câu 5: Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hóa của con người là

A. từ Vượn cổ thành vượn người.

B. từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.

C. từ một loài Vượn cổ thành Người tối cổ.

D. từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.

Câu 6: Màu da nào được xác định không phải một chủng tộc được hình thành từ thời nguyên thủy ?

A. Đỏ. B. Đen. C. Trắng. D. Vàng.

Câu 7: Bốn phát minh lớn về mặt kĩ thuật của người Trung Quốc là

A. kĩ thuật in, máy hơi nước, thuốc súng, la bàn.

B. máy hơi nước, giấy, kĩ thuật in, la bàn.

C. giấy, kĩ thuật in, điện tín, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Câu 8: Ý nào không phải chính sách của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp dưới thời Đường?

A. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.

B. Nhà nước thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.

C. Áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.

D. Nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

Câu 9: Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?

A. Thời Đường - Tống.

B. Thời Tần – Hán.

C. Thời Minh – Thanh.

D. Từ thời nhà Đường.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm khác biệt về

A. nguồn nước.

B. khí hậu.

C. đất đai.

D. thiên nhiên.

Câu 11: Điểm tiến bộ về kinh tế của con người trong thời cách mạng đá mới là

A. biết trồng trọt và chăn nuôi.

B. sử dụng công cụ đồ kim khí.

C. biết sáng tạo nhạc cụ.

D. biết làm sạch da thú để che thân.

Câu 12: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là

A. bầy người

B. thị tộc.

C. nhóm người.

D. bộ lạc.

Câu 13: Đâu không phải là điểm khác biệt giữa Người tinh khôn so với Người tối cổ?

A. U mày nổi cao.

B. Thể tích não phát triển.

C. Xương cốt nhỏ.

D. Bàn tay khéo léo.

Câu 14: Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm tiến bộ hơn các triều đại trước là

A. tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc trở lên.

B. tuyển chọn trong giới quý tộc và con em địa chủ thông qua thi cử.

C. bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử.

D. thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng tham gia.

Câu 15: Vai trò quan trọng nhất của lao động đối với quá trình tiến hóa của loài người là

A. con người khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

B. con người tự cải biến và hoàn thiện mình từ vượn thành người.

C. hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng trong xã hội nguyên thủy.

D. đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

Câu 16: Vì sao lịch của các quốc gia cổ đại phương Đông gọi là “Nông lịch”?

A. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

B. Người sáng tạo là nông dân.

C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng.

D. Xuất phát từ nhu cầu làm thủy lợi của nông dân.

Câu 17: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là

A. cải tiến công cụ lao động nâng cao năng xuất.

B. chuyển chỗ ở đến những địa điểm thuận lợi.

C. tấn công các thị tộc khác để sinh tồn.

D. tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

Câu 18: Các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông đồ sộ như vậy là vì

A. thể hiện sức mạnh, uy quyền của nhà vua.

B. thể hiện sức mạnh của đất nước.

C. thể hiện sức mạnh của thần thánh.

D. thể hiện tình đoàn kết dân tộc.

Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng về nền văn hóa cổ đại phương Đông?

A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

B. Thể hiện rõ nét tính dân chủ trong sáng tạo văn hóa.

C. Thể hiện rõ tính chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.

D. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.

Câu 20: Dưới thời nhà Đường, khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nước theo chế độ tô, dung, điệu. Vậy tô là gì?

A. Là thuế thân, nộp bằng lao dịch.

B. Là thuế ruộng, nộp bằng lúa.

C. Là thuế hộ khẩu, nộp bằng vải, lúa .

D. Tất cả các loại thuế trên.

Câu 21: Bản chất dân chủ của các quốc gia cổ đại Phương Tây là

A. quân chủ tập quyền.

B. chuyên chế cổ đại.

C. dân chủ chủ nô.

D. cộng hoà dân quốc.

Câu 22: Nền sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia cổ đại phương Tây không thể phát triển được như ở các quốc gia cổ đại phương Đông vì

A. phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.

B. các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.

C. khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

D. nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.

Câu 23: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi

A. tư hữu xuất hiện.

B. dụng cụ kim loại xuất hiện.

C. có sản phẩm thừa thường xuyên.

D. cuộc sống thấp kém.

Câu 24: Hoạt động kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại Phương Đông là

A. hầu hết các ngành kinh tế.

B. thủ công và thương nghiệp.

C. trồng cây công nghiệp lưu niên.

D. nghề nông làm gốc.

Câu 25: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là gì?

A. Điều kiện sống và hiểu biết của con người khác nhau.

B. Do yếu tố di truyền.

C. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.

D. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.

Câu 26: Quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần là quan hệ bóc lột của

A. địa chủ đối với nông dân tự canh.

B. địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ đối với nông dân công xã.

D. của quý tộc đối với nông dân công xã.

Câu 27: Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất gì?

A. Buôn bán.

B. Hàng hóa.

C. Khép kín.

D. Thương nghiệp.

Câu 28: Công cụ bằng sắt đã đem lại cho cư dân Địa Trung Hải kết quả to lớn về kinh tế như thế nào?

A. Sự phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp rõ nét.

B. Tính dân chủ trong thị quốc được hình thành.

C. Nền văn hóa đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

D. Kinh tế thủ công và thương nghiệp phát triển.

Câu 29: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là

A. lĩnh canh.

B. tịch điền.

C. công điền.

D. quân điền.

Câu 30: Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

D. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

Câu 31: Tính chất của Nhà nước cổ đại ở phương Đông là

A. chuyên chế trung ương tập quyền.

B. dân chủ chủ nô.

C. cộng hòa chủ nô.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 32: Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

B. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông.

C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn.

D. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

Câu 33: Bộ phận dân cư chiếm tỉ lệ đông đảo nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. thợ thủ công.

B. chủ ruộng đất.

C. nô lệ.

D. nông dân công xã.

Câu 34: Thể chế dân chủ A - ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?

A. Chủ xưởng quyết định mọi công việc về kinh tế, chính trị.

B. Vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.

C. Chủ nô quyết định mọi công việc quan trọng của đất nước.

D. Công dân có quyền phát biểu và biểu quyết những việc lớn của đất nước.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy?

A. Hợp sức với nhau trong lao động.

B. Chiếm của chung thành của riêng.

C. Hưởng thụ công bằng, bình đẳng.

D. Mọi người cùng làm, cùng hưởng.

Câu 36: Nguyên nhân khiến sản xuất hàng hoá của người Hi Lạp và Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng là gì?

A. Sử dụng công cụ đồ sắt, năng suất lao động tăng nhanh

B. Nông nghiệp phát triển, các mặt hàng nông sản ngày càng nhiều

C. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp

D. Buôn bán khắp các nước phương Đông.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của công xã thị tộc thời nguyên thủy?

A. Sống quây quần trong các hang động, túp lều.

B. Có phân công lao động giữa nam và nữ.

C. Có người đứng đầu, kính trên nhường dưới.

D. Có sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 38: Bộ lạc là

A. tập hợp các thị tộc hợp sức trong lao động.

B. tập hợp các thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau.

C. sự liên kết của các thị tộc, có chung huyết thống.

D. những thị tộc có cùng chung công việc.

Câu 39: Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh là

A. nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

B. mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.

C. xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền.

D. thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh.

Câu 40: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao.

B. Con người biết săn bắn và hái lượm.

C. Con người bước vào thời đá mới.

D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 10, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo

-----------------------------

Ngoài Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 1.744
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 10

Xem thêm