Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 2

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 1 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (1đ): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?

Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn.

Câu 2 (5đ): Cảm nghĩ của anh chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2 (1đ):

Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.

Câu 3 (1,5đ):

Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn. (Một trong những thước đo giá trị nhân phẩm của một con người chính là ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn).

2. Thân bài

a. Giải thích

Xin lỗi: tâm trạng ăn năn, cảm thấy có lỗi với người khác khi mình làm điều gì sai với họ và thừa nhận lỗi lầm đó bằng lời nói và hành động.

Cảm ơn: tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái khi người khác làm điều gì đó giúp mình hoặc khiến mình trở nên tốt hơn.

→ Xin lỗi và cảm ơn là những lời nói, hành động thiết thực của con người, nó đánh giá phẩm hạnh, đạo đức của con người đó.

b. Phân tích

Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn.

Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ.

Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầm của mình, lại có những người vô cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Cảm nghĩ của anh chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

1. Mở bài

Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ và những câu ca dao than thân: người phụ nữ là đề tài khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều tác giả và đi vào cả văn học dân gian thông qua những bài ca dao than thân.

2. Thân bài

a. Bài ca dao số 1

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

So sánh: “thân em - tấm lụa đào”: sự mỏng manh, yếu đuối của người phụ nữ, cần được che chở, yêu thương, nâng niu, đùm bọc.

“Phất phơ giữa chợ”: hình ảnh bơ vơ, trơ trọi giữa nơi đông người qua lại → gợi cảm giác cô đơn, tội nghiệp.

“biết vào tay ai”: tự vấn với bản thân mình, không biết số phận mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu.

→ Người phụ nữ trong xã hội cũ không được lựa chọn số phận, cuộc đời, thậm chí là cả tấm chồng cho bản thân mình mà chỉ như món hàng để đợi người khác đến lựa, việc lấy chồng như một trò chơi may mắn mà người phụ nữ là người chịu hậu quả.

→ Bài ca dao là lời than trách, giãi bày nỗi lòng đau khổ của người phụ nữ với số phận của chính bản thân mình.

b. Bài ca dao số 2

"Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi"

So sánh: “thân em - củ ấu gai” để thể hiện tấm lòng sắt son của người phụ nữ. Vẻ đẹp của người phụ không chỉ là ngoại hình, đặc điểm bên ngoài mà còn là những tính cách, phẩm chất tốt đẹp bên trong, chỉ khi tiếp xúc và hiểu được tấm lòng ấy mới thấy nó đẹp đẽ, cao cả giống như củ ấu ai, nhìn bên ngoài sần sùi, đen nhẻm nhưng bên trong ruột lại trắng muốt và ngọt bùi. → Sự đối lập giữa “ngoài đen - trong trắng” càng làm nổi bật những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

Người phụ nữ muốn được xã hội công nhận những vẻ đẹp, giá trị của bản thân mình nhưng vẫn còn nhiều ngập ngừng: “Không tin bóc vỏ mà xem/Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”.

c. Những bài ca dao khác

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

So sánh: “thân em - hạt mưa sa”: gợi cảm giác nhỏ bé, yếu ớt.

“Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”: số phận bấp bênh, không được lựa chọn cho mình một cuộc sống như mình mong muốn.

→ Thể hiện sự bất lực, là tiếng than và cũng là tiếng kêu mong muốn xã hội có sự thay đổi để mình có được cuộc sống tốt hơn.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

“Chiều chiều”: hoạt động hằng ngày, thường xuyên, liên tục.

“ruột đau chín chiều”: nhấn mạnh, phóng đại nỗi nhớ da diết về quê mẹ.

Người phụ nữ “xuất giá tòng phu”, lấy chồng phải theo chồng, dù có tủi nhục, nhớ nhung cũng không được về với mẹ, về với nơi mình sinh ra dù trong lòng mong ngóng và luôn hướng về quê mẹ.

Thể hiện sự bất công của xã hội với người phụ nữ.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa của những bài ca dao than thân đồng thời rút ra kết luận.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
1 899
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 10

Xem thêm