Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 5

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 5 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?

Câu 3 (1đ): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?

Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa”.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận về sự lạc quan, yêu đời của con người Việt Nam qua bài ca dao hài hước số 1.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,5đ):

Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ.

Câu 3 (1đ):

Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

Câu 4 (1đ):

Nêu cảm nghĩ về quê hương:

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn dang tay đón chúng ta trở về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống…

Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý suy nghĩ về câu nói: “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa”.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Tuổi trẻ”: khi con người vừa trưởng thành, bắt đầu làm người lớn với những bỡ ngỡ đầu đời nhưng tràn đầy sức sống, tình yêu và nhiệt huyết.

“Cơn mưa rào”: là cơn mưa diễn ra một cách nhanh chóng, chốc lác nhưng ào ạt, xối xả.

So sánh tuổi trẻ với cơn mưa rào để nói lên sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian đồng thời nói về những tiếc nuối, sai lầm của tuổi trẻ. Nhưng dù có tiếc nuối, có sai lầm thì tuổi trẻ vẫn là quãng thời gian tươi đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi con người mà ai cũng muốn được quay trở lại.

b. Phân tích

Thời gian trôi đi sẽ không quay trở lại, tuổi trẻ cũng vậy, khi nó rồi, nếu ta không sống một cách có ý nghĩa thì sẽ cảm thấy hối tiếc.

Tuổi trẻ giống như buổi sáng trong sạch, tinh khiết, luôn tràn ngập tưởng tượng xa vời và hài hòa. Đó là lứa tuổi hồn nhiên, lạc quan, trong sáng, không phải bon chen đủ điều với những ham muốn tầm thường về danh lợi, sống thoải mái nhất với con người và cuộc đời mình.

Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp nhiều hoài bão nhất trong cuộc đời của mỗi người và luôn ở tư thế sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ, hoài bão đó.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng là tấm gương minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Hiện nay, bên cạnh những người trẻ đang sống hết mình vì lí tưởng, khát khao,… thì vẫn còn đó một bộ phận lớp trẻ vẫn đang sống hoài, sống phí, thiếu trách nhiệm với tương lai, ích kỉ, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội và bản thân,… → đáng lên án và phê phán mặc dù là về trẻ hay về già.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Cảm nhận về sự lạc quan, yêu đời của con người Việt Nam qua bài ca dao hài hước số 1

1. Mở bài

Giới thiệu về ca dao và chùm ca dao hài hước. Dẫn dắt vào bài ca số 1.

2. Thân bài

a. Lời dẫn cưới của chàng trai:

Sử dụng biện pháp liệt kê, chàng trai đưa ra một loạt vật dẫn cưới: voi, trâu bò, chuột béo.

Lối nói khoa trương, cường điệu, phóng đại: Chàng trai định dẫn cưới bằng những lễ vật rất có giá trị.

→ Chàng trai đang tưởng tượng về một lễ cưới linh đình, sang trọng. Đó là ước mơ của những chàng trai thôn quê về một ngày vu quy sung túc.

Cách nói giảm dần từ voi – trâu – bò và cuối cùng dừng lại ở con chuột béo: Tái hiện lại hành trình từ tưởng tượng đến trở về với hiện thực của chàng trai.

Thủ pháp tương phản đối lập được sử dụng tài tình, khéo léo để nói về hiện thực: Dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân.

→ Lời giải thích hợp tình hợp lí, chính đáng vì lí do chấp hành pháp luật, lo cho sức khỏe họ hàng hai bên chứ không phải vì chàng trai không có.

→ Cách nói thể hiện sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu, thông minh của chàng trai.

Chi tiết hài hước: “Miễn là có thú bốn chân/dẫn con chuột béo mời dân mời làng”:

+ Thú bốn chân gợi ra hình ảnh những con vật to lớn, có giá trị.

+ Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ.

+ Sự bất thường của chi tiết: Xưa nay chưa từng thấy ai mang chuột đi hỏi vợ và cũng không thể có một con chuột nào to lớn để có thể mời dân mời làng.

→ Chi tiết hài hước vừa đem lại tiếng cười sảng khoái, vừa thể hiện sự vui tươi, hóm hỉnh của chàng trai, một tâm hồn lạc quan, phóng khoáng, yêu đời.

b. Lời thách cưới của cô gái

- Thái độ của cô gái:

Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang” → Đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém bạn đời.

Lời nói “Nỡ nào em lại phá ngang” → Ý nhị, khiêm tốn, thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai.

Thủ pháp tương phản đối lập: người ta – nhà em, lợn gà – nhà khoai lang → Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh.

- Lời giải thích của cô gái về yêu cầu của mình:

Cách nói giảm dần: To – nhỏ - mê – rím – hà → Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì.

Lễ vật được cô chia phần, sắp xếp hợp lí: Mời làng, mời họ, con trẻ, lợn gà → Cô gái là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa.

→ Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải.

3. Kết bài

Khái quát lại đặc điểm chung của ca dao hài hước và trình bày ấn tượng của mình về bài ca dao.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
1 3.787
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm