Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Nội dung tài liệu gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Câu 1: Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là

A. giải quyết triệt để những bất công xã hội.

B. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.

D. giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế.

Câu 2: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ

A. chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào yêu nước cách mạng

B. phong trào cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

C. sự vận động của cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

D. sự vận động của cách mạng Việt Nam đi theo khuynh hướng tư sản.

Câu 3: Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện nhiệm vụ

A. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

B. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.

C. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. đấu tranh bằng các hình thức công khai, hợp pháp.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Đông Dương là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.

B. tập trung phát triển công nghiệp nặng.

C. khai thác quy mô lớn kết hợp chế biến.

D. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn.

Câu 5: Lực lượng cách mạng được Trần Phú xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

A. công nhân và tư sản.

B. công nhân và nông dân.

C. nông dân và tiểu tư sản

D. công nhân và binh lính.

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử Quốc hội khóa I năm, 1946 là

A. ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

B. tạo cơ sở quan trọng để thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến

C. nâng cao uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế.

D. tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Câu 7: Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 - 1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

B. Đường lối nghị quyết của Quốc tế Cộng Sản.

C. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh

Câu 8: Phong trào cách mạng 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. có tính chất dân tộc.

B. không mang tính dân tộc.

C. chỉ có tính dân chủ.

D. không mang tính cách mạng.

Câu 9: Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3/1945, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân Việt Nam?

A. Phá kho thóc giải quyết nạn đói.

B. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.

C. Giảm tô, xóa nợ cho người nghèo.

D. Chia lại ruộng đất công.

Câu 10: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.

B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

C. Do Pháp và phong kiến tay sai bóc lột thậm tệ đối với nông dân.

D. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

Câu 11: Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Cứu quốc quân.

C. Việt Nam giải phóng quân.

D. Vệ quốc đoàn.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của thế kỷ XX ở Việt Nam là

A. có thái độ kiên định với Pháp

B. tha thiết canh tân đất nước

C. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.

D. có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp.

Câu 13: Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Trường Chinh.

B. Lê Duẩn.

C. Nguyễn Ái Quốc.

D. Trần Phú.

Câu 14: Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được ví như

A. “ngàn cân treo sợi tóc”.

B. “tiến thoái lưỡng nan”.

C. “thù trong giặc ngoài”.

D. “nghèo rớt mồng tơi”.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đại diện phe Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 là quân

A. Trung Hoa dân quốc và Anh.

B. Anh

C. Trung Hoa dân quốc.

D. Liên Xô và Trung Hoa dân quốc.

Câu 16: Tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. Sài Gòn.

B. Thái Nguyên.

C. Hải Dương.

D. Hà Nội.

Câu 17: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

D. sự bùng nổ các lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Câu 18: Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

A. thực dân Pháp.

B. phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp và phát xít Nhật

D. thực dân Pháp và phong kiến.

Câu 19: Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?

A. Báo Thanh niên.

B. Báo Dân chúng.

C. Báo Người cùng khổ.

D. Báo Tiền Phong.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây chứng tỏ Nghệ An và Hà Tĩnh đạt đến đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Các cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.

B. Chính quyền Xô viết được thành lập ở một số nơi.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

D. Công nhân và nông dân đoàn kết cùng đấu tranh.

Câu 21: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

A. Đảng Lập hiến.

B. Đảng Thanh niên.

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 22: Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền “Xô viết” vì

A. Chính quyền đầu tiên của công nhân và nông dân.

B. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước vô sản.

C. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

D. Hình thức chính quyền theo kiểu Xô viết ở nước Nga.

Câu 23: Vì sao hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng?

A. Đánh dấu sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam.

B. Góp phần làm cho khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng thắng.

C. Thông qua cương lĩnh chính trị của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 24: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.

B. Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945.

C. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Câu 25: Từ những năm 70 (thế kỉ XX), cuộc cách mạng khoa học - công nghệ chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực

A. khoa học.

B. công nghệ.

C. kinh tế.

D. kỹ thuật.

Câu 26: Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bộ độc lập.

B. hình thành khối liên minh công- nông- binh cho cách mạng Việt Nam.

C. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

D. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

Câu 27: Điểm chung của Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc.

B. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.

C. thành lập chính phủ dân chủ Cộng hòa.

D. thực hiện khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

Câu 28: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của

A. công, nông, binh.

B. công nhân và nông dân.

C. toàn thể nhân dân.

D. giai cấp vô sản.

Câu 29: Biện pháp trước mắt được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Lập hũ gạo cứu đói.

B. Nhường cơm sẻ áo

C. Thực hành tiết kiệm

D. Cấm đầu cơ tích trữ.

Câu 30: Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tiểu tư sản.

B. Công nhân.

C. Nông dân.

D. Tư sản dân tộc.

Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. phá tan xiềng xích áp bức của Pháp, Nhật và phong kiến.

B. đưa nước ta từ một nước thuộc địa thành một nước độc lập.

C. cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới

D. thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 32: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1911-1925 là đã

A. trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

B. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

D. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 33: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?

A. Chống phát xít và chiến tranh.

B. Chống chế độ phản động thuộc địa.

C. Chống đế quốc và phong kiến.

D. Chống chủ nghĩa phát xít và tay sai.

Câu 34: Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

A. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.

B. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.

C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.

D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.

Câu 35: Mục đích của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?

A. Bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra

B. Bù đắp thiệt hại cho Pháp trong lần khai thác thứ nhất.

C. Khai thác triệt để nguồn than và cao su cho chính quốc.

D. Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản.

Câu 36: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau tháng Tám 1945 là

A. các nước Đông Âu đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

B. sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đảng cộng sản lãnh đạo, đứng đầu là Hồ chủ tịch.

D. phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh.

Câu 37: Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản.

B. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

C. mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với đế quốc, tay sai.

D. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 38: Nhân tố có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam ở thế kỉ XX là

A. truyền thống yêu nước của dân tộc.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1930.

C. tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.

D. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới.

Câu 39: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã chủ trương thành lập

A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 40: Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?

A. Trung kỳ.

B. Bắc kỳ.

C. Trung Quốc.

D. Nam kỳ

Để có kết quả thi THPT quốc gia tốt hơn, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh họcVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
4 273
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 12

Xem thêm