Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 theo Thông tư 22 - Đề 4

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 theo Thông tư 22 - Đề 4 được VnDoc.com nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học và phân tích các dạng bài và đưa ra phương pháp giải hiệu quả nhất.

1. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra đọc hiểu môn Tiếng Việt 2 cuối học kì 1

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Kiến thức Tiếng Việt

Nhận biết được các từ chỉ đồ vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất, từ cùng nghĩa.

Nhận biết được các từ chỉ Ai làm gì? , Ai thế nào? , Ai là gì?

Số câu

1

1

1

1

4

Số điểm

0,5

0,5

1

1

3

Đọc hiểu văn bản

- Hiểu ý chính của đoạn văn.

- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc

Số câu

2

2

1

1

6

Số điểm

1

1

1

1

4

Tống

Số câu

3

3

2

1

10

Số điểm

1,5

1,5

2

2

7

2. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì 1 lớp 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số Câu

2

1

1

1

5

Câu số

1, 2

4

7

5

2

Kiến thức

Số Câu

1

1

2

1

5

tiếng Việt

Câu số

6

3

8,9

10

Tổng số câu

3

2

2

2

1

10

3. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020

A. Phần đọc: (10 điểm)

I . Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng việt 2, tập 1 khoảng 1 phút 50 giây – 2 phút 10 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: “Sự tích cây vú sữa” đọc đoạn: “ Ở nhà cảnh vật vấn như xưa … ngọt thơm như sữa mẹ.” (trang 96)

Bài 2: “Bé Hoa”; đọc đoạn: “ Bây giờ… mẹ vẫn chưa về.” (trang 121).

Bài 3: “Bà cháu”: Sách Tiếng Việt tập 1 (trang 86) đoạn: Ngày xưa ở làng kia... bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ

Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh,cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

Ở nhà cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

* Đọc thầm bài: “Sự tích cây vú sữa”

Dựa theo nội dung bài đọc, HS khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1 : Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

a, Vì cậu thích đi chơi.

b, Vì ham chơi, bị mẹ mắng.

c, Vì đi chơi xa nên bị lạc đường.

Câu 2: Trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?

a, Ngồi ở nhà chờ mẹ về.

b, Chạy sang nhà hàng xóm và tìm thấy mẹ.

c, Gọi mẹ đến khản tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.

Câu 3: Điều gì ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ cậu bé?

a, Cây xanh ra rất nhiều quả chín.

b, Dòng sữa trắng từ quả chín trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.

c, Quả chín mọng, rơi vào lòng cậu bé.

Câu 4: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì?

a, Em là người gọn gàng, sạch sẽ.

b, Em đang luyện viết chữ.

c, Em học lớp mấy?

Câu 5: Các từ sau đây chỉ gì?

viết bài, vui chơi, thể dục, múa hát, quét nhà.

a, Từ chỉ sự vật.

b, Từ chỉ tính nết.

c, Từ chỉ hoạt động.

Câu 6: Sắp xếp lại các từ ở dòng sau để tạo thành một câu và viết lại câu đó.

Em chăm học/ bông hoa / được cô giáo tặng

Câu 7:

Đặt 1 câu theo mẫu Ai/ thế nào?

Câu 8: Em hãy đặt dấu phẩy vào câu sau cho phù hợp: Bạn Lan lớp em chăm ngoan học giỏi.

Câu 9: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “làm gì”?

Cô giáo đang giảng bài.

Câu 10: Tìm từ trái nghĩa:

vui < - > ........... khóc < - > ........

B. Phần viết: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (5 điểm (15 phút)

(nghe – viết) bài: “Con chó nhà hàng xóm” (Sách Tiếng việt 2, tập 1, trang 128 và 129, viết đoạn từ : “ Ngày hôm sau … và nô đùa”

Con chó nhà hàng xóm

Ngày hôm sau, bác hang xóm dẫn Cún sang với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê …Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng Cún muốn chạy nhảy và nô đùa.

II/ Phần tập làm văn: (5 điểm) (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) kể về gia đình em , dựa theo gợi ý dưới đây:

  • Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
  • Bao nhiêu tuổi, hiện đang đi học hay làm nghề gì?
  • Nói về từng người trong gia đình em?
  • Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

4. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

  • Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 40 tiếng/ phút thuộc chủ đề đã học ở học kì
  • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Câu 1: b ( 0,5đ)

Câu 2: c ( 0,5đ)

Câu 3: b ( 0,5đ)

Câu 4: b. ( 0,5đ)

Câu 5: c. (0,5 điểm)

Câu 6: (0,5 điểm) Em chăm học được cô giáo tặng bông hoa.

Câu 7: (0,5 điểm) VD : Mẹ em rất hiền lành.

Câu 8: (0,5 điểm)

Bạn Lan lớp em chăm ngoan, học giỏi.

Câu 9 (0,5 điểm)

Cô giáo đang giảng bài.

Câu 10 : (0,5 điểm)

vui < - > buồn khóc < - > cười

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe – viết) (4 điểm) (khoảng 15 phút)

* Viết đúng tốc độ, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ (4 điểm)

  • Viết được nội dung yêu cầu bài chính tả theo đúng tốc độ, trình bày đẹp. Viết sai từ 1 đến 2 lỗi chính tả trong bài(trừ 0,25)
  • Viết được nội dung bài chính tả, viết sai từ 2 đến 3 lỗi chính tả trong bài (0,5 điểm)
  • Chưa hoàn thành: Chưa đạt được các yêu cầu trên.

2. Viết đoạn văn (6 điểm) (khoảng 25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 4 câu) kể về gia đình em. Dựa theo gợi ý sau:

  1. Nhà em có những ai?
  2. Cha ,mẹ, anh hoặc chị, em của em thường làm gì cho em?
  3. Em yêu quý ai nhất?

(Tùy nội dung bài viết của học sinh giáo viên cho điểm).

Khi ôn tập môn Tiếng Việt để ghi nhớ kiến thức nhanh chóng và chi tiết, các bạn nên sử dụng một cuốn sổ tay nhỏ, ghi lại những kiến thức quan trọng và trọng tâm nhất. Mời các em cùng tham khảo thêm các bộ đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2 khác:

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020 theo Thông tư 22 - Đề 4 dành cho các em học sinh tham khảo củng cố cách làm bài, củng cố kiến thức lớp 2, chuẩn bị cho bài thi giữa và bài thi cuối học kì 1 lớp 2 đạt kết quả cao tất cả các môn: Toán lớp 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2.

Đánh giá bài viết
4 5.883
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

Xem thêm