Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 trường THCS Cát Sơn, Phù Cát năm 2013 - 2014

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm học 2013 - 2014 trường THCS Cát Sơn, Phù Cát là đề thi học kì I môn Công nghệ lớp 9 có đáp án dành cho các bạn tham khảo và ôn tập, giúp các bạn luyện đề thi học kì 1 lớp 9 môn Công nghệ được chắc chắn nhất.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Bãi Thơm, Kiên Giang

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 phòng GD&ĐT Hoài Nhơn năm 2014 - 2015

PHÒNG GD & ĐT PHÙ CÁT
TRƯỜNG THCS CÁT SƠN
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN: CÔNG NGHỆ 9
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Trong mạch điện đèn ống huỳnh quang chấn lưu được mắc như thế nào so với bóng đèn?

A. Song song B. Nối tiếp C. Hỗn hợp D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Vôn kế có thang đo là 300V, cấp chính xác là 1, thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:

A. 2V B. 3V C. 4V D. 4.5V

Câu 3. Đồng hồ điện được dùng để đo công suất mạch điện là:

A. Oát kế. B. Ampe kế. C. Vôn kế. D. Ôm kế.

Câu 4: Đồng hồ điện dùng để đo điện trở mạch điện là:
A. Oát kế. B. Ampe kế

C. Vôn kế. D. Ôm kế.

Câu 5: Vật liệu nào sau đây là vật liệu dẫn điện:
A. Puli sứ B.Thiếc
C. Mica D. Ống nhựa

Câu 6: Trong mạch điện bảng điện cầu chì, công tắc mắc vào:

A. Dây pha

B. Dây trung hoà

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 7. Môi trường làm việc chủ yếu của nghề điện là:

A. Làm việc ngoài trời

B. Làm việc trong nhà.

C.Thường đi lưu động.

D. Làm việc ngoài trời, thường đi lưu động.

Câu 8: Bảng điện nhánh (phụ) của mạng điện trong nhà có chức năng cung cấp điện:

A. Cho các đồ dùng điện.

B. Cho toàn bộ các hộ tiêu dùng

C. Cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà.

D. Cho toàn bộ thiết bị điện.

Câu 9: Cấu tạo của dây dẫn điện gồm có:

A. Lõi dây, vỏ bảo vệ. B. Lõi và lớp vỏ cách điện

C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ. D. Vỏ bảo vệ, nhiều lõi cáp.

Câu 10: Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện:

A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện, có độ thẩm mỹ

B. Dẫn điện đẹp, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ

C. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện.

D. Dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

II. Phần tự luận: (5 điểm)

Câu 11: a) Em hãy mô tả cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện? (1đ)

b) So sánh sự giống và khác của dây dẫn điện và dây cáp điện? (1đ)

Câu 12: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực, 1 bóng đèn sợi đốt, 1 ổ điện. (2đ)

Câu 13: Em hãy nêu các bước trong quy trình chung nối dây dẫn điện? Giải thích? (1đ)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9

I. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: (5 điểm) Mỗi câu đúng 0.5đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B A D B A D A B A

II. Trả lời câu hỏi sau: (5 điểm)

Câu 11:

Cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện.

Cấu tạo của dây dẫn điện gồm: (0,5đ)

  • Lõi dây bằng đồng (nhôm).
  • Vỏ cách điện.

Cấu tạo của dây cáp điện gồm: (0,5đ)

  • Lõi bằng đồng (nhôm).
  • Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, Chất PVC...
  • Vỏ bảo vệ được chế tạo phù hợp với các điều kiện môi trường.

Sự giống và khác nhau của cáp điện và dây dẫn điện:

Giống: Cấu tạo điện gồm có: (0,5đ)

  • Lõi bằng đồng (hoặc nhôm).
  • Phần cách điện.
  • Vỏ bảo vệ.

Khác: Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện. (0,5đ)

Câu 12:

Đáp án môn công nghệ

Câu 13:

Quy trình chung nối dây dẫn điện gồm có 6 bước:

Bước 1: Bóc vỏ cách điện (bóc cắt vát và bóc phân đoạn) (0,25đ)

Bước 2: Làm sạch lõi. (0,25đ)

Bước 3: Nối dây (Nối dây theo đường thẳng, phân nhánh và mối nối dùng phụ kiện).

Bước 4: Kiểm tra mối nối.

Bước 5: Hàn mối nối (Làm sạch mối nối, láng nhựa thông) (0,25đ)

Bước 6: Cách điện mối nối. (0,25đ)

Đánh giá bài viết
1 1.178
Sắp xếp theo

Lớp 9 môn khác

Xem thêm