Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2015 - 2016. Đề thi được ra theo hướng mở, gắn với các vấn đề của cuộc sống, thực tiễn xã hội khi hỏi: ''Hải Phòng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các thiên tai nào và biện pháp để giảm thiệt hại'' đã khơi dậy được sự thích thú của học sinh trong quá trình làm bài thi.

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm học 2015 - 2016 Thành phố Cần Thơ

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (3,5 điểm) Thiên nhiên phân hóa đa dạng

a. Hãy nêu đặc điểm của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. (1,0 điểm)

b. Trình bày nguyên nhân thiên nhiên phân hóa Bắc - Nam. (1,5 điểm)

c. Em hãy cho biết Hải Phòng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các thiên tai nào? Theo em để giảm nhẹ thiệt hại do các thiên tai đó xảy ra thì mọi người phải làm gì? (1,0 điểm)

Câu 2: (3,5 điểm)

a. Dựa vào biểu đồ trong trang 21 Át lát Địa lí Việt Nam hãy: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta (1,0 điểm)

b. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 19 và kiến thức đã học hãy:

  • Kể tên các loại cây công nghiệp của nước ta. (1,0 điểm)
  • Tại sao nói cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp. (1,5 điểm)

Câu 3: (3,0 điểm). Cho bảng:

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2010

(Đơn vị %)

Năm

2000

2002

2005

2010

Nhà nước

11,7

9,5

9,5

10,4

Ngoài nhà nước

87,3

89,4

88,9

86,1

Có vốn đầu tư nước ngoài

1,0

1,1

1,6

3,5

(Nguồn:htt://www.org.gov.vn)

a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 của nước ta. (2,0 điểm)

b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 của nước ta. (1,0 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 12

Câu 1

a. Nêu đặc điểm của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. 1,0

  • Có độ cao từ 600 - 700 đến 2600m. 0,25
  • Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. 0,25
  • Từ 600 - 700m đến 1600m, các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralít có mùn. Các loài chim thú cận nhiệt phương Bắc, các loài thú lông dày... 0,25
  • Trên 1600 - 1700m: Hình thành đất mùn alit (mùn thô). Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài (có rêu, địa y phủ kín thân cây, cành cây). Trong rừng đã xuất hiện loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc hệ Himalaya. 0,25

b. Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắn - Nam 1,5

  • Chủ yếu là do sự thay đổi khí hậu theo vĩ độ (Bắc - Nam) đã dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc - Nam. Nguyên nhân khí hậu thay đổi từ Bắc vào Nam: 0,25
    • Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài nên góc nhập xạ tăng dần từ Bắc vào Nam......0,25
    • Ảnh hưởng của chế độ gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp nhiệt độ miền Bắc...0,5
    • Ảnh hưởng của địa hình, đặc biệt là dãy Bạch Mã ......... 0,5

c. Em hãy cho biết Hải Phòng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các thiên tai nào? Theo em để giảm nhẹ thiệt hại do các thiên tai đó xảy ra thì mọi người phải làm gì? 1,0

  • Hải Phòng thường chịu ảnh hưởng nặng nề của bão và ngập lụt. Vì Hải Phòng nằm trong vùng Đồng bằng sông hồng, có địa hình thấp và giáp biển. 0,25
  • Biện pháp...
    • Dự báo và thông báo cho các tàu bè.... Xây dựng hệ thống đề điều, hệ thống thủy lợi...0,25
    • Quy hoạch các điểm dân cư: Quy hoạch đô thị hợp lý, chú ý đến hệ thống thoát nước. Sơ tán dân khi bão lớn. 0,25
    • Trồng rừng,....quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. Chống lụt, úng ở vùng thấp. 0,25

Câu 2

a. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta 1,0

  • Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. 0,25
  • Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: Theo cách phân loại hiện hành gồm 3 nhóm với 29 ngành (nhóm công nghiệp chế biến gồm 23 ngành; công nghiệp khai thác 4 ngành; ....2 ngành) 0,25
  • Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang nổi lên 1 số ngành công nghiệp trọng điểm: Là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có tác động mạnh đến việc phát triển các ngành kinh tế khác; như: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...Do có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ. 0,25
  • Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực: (Biểu đồ AL/21) 0,25
    • Có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
    • Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến (dẫn chứng)...?
    • Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện, khí đốt...(dẫn chứng)

b. Các cây Công nghiệp ở nước ta: 1,0

  • Cây công nghiệp lâu năm: 0,5
    • Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ, cà phê chè mới được trồng ở Tây Bắc.
    • Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung.
    • Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung.
    • Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
    • Điều: Đông Nam Bộ
    • Dừa: Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Cây công nghiệp hàng năm: Mía (Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ), lạc (đồng bằng Thanh - Nghệ Tĩnh, Đông Nam Bộ), đậu tương (Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Đắc Lăks, Hà Tây, Đồng Tháp), đay (Đồng Bằng Sông Cửu Long), cói (Ninh Bình, Thanh Hóa).. 0,5

c. Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp vì: 1,5

  • Góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất feralít, đất phù sa cổ...); khắc phục được tính mùa vụ của khí hậu góp phần bảo vệ môi trường. 0,25
  • Khai thác được thế mạnh của từng vùng, phá thế độc canh, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. 0,25
  • Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đa dạng hóa sản xuất công nghiệp; tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, thu ngoại tệ. 0,25
  • Giải quyết việc làm, góp phần phân bố dân cư, lao động các ngành sản xuất. Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. 0,25
  • Tạo phương thức sản xuất tiến bộ (cơ giới hóa, liên kết các nhà máy, tham gia chuỗi sản phẩm và thị trường toàn cầu...) 0,25
  • Nguyên nhân khác: Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm; đã có mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp, chính sách, đường lối... lịch sử hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp từ thời Pháp thuộc... 0,25

Câu 3

a. Vẽ biểu đồ: 2,0

  • Miền, điền đầy đủ số liệu, chú giải tên biểu đồ.....
  • Nếu sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm.

b. Nhận xét. 1,0

  • Cơ cấu lao động...thành phần kinh tế có chuyển dịch rõ nét từ năm 2000 - 2010: 0,25
  • Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất từ (?%) đến (?%), có xu hướng giảm (giảm?). Giảm không liên tục, 2000 đến 2002 (tăng?), sau đó giảm vào 2010 (giảm?) 0,25
  • Khu vực nhà nước luôn chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 từ (?%) đến (?%), có xu hướng giảm (giảm?%). Tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Giảm không liên tục: Từ 2000 đến 2002 - 2005 giảm (?%), sau đó tăng (tăng?). 0,25
  • Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất (?), đang tăng nhanh (tăng?) và tăng liên tục. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong thời kì đổi mới của đất nước. 0,25
  • => Kết luận:
    • Kinh tế nước ta là kinh tế nhiều thành phần.
    • Sự chuyển dịch trên là tích cực, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng còn chậm.

- Lưu ý: Nếu học sinh trả lời theo cách khác nhưng đủ nội dung thì vẫn cho điểm (nhận xét 1,0 điểm)

Đánh giá bài viết
1 566
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm