Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2014 - 2015 là đề thi học kì I lớp 10 môn Địa lý dành cho các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài thi cuối kì I môn Văn lớp 10 được chắc chắn nhất. Đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn tự luyện tập hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Đề số 1:

Câu 1: (2đ)

Nêu ý nghĩa văn bản bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão?

Câu 2: (2đ)

Tìm và phân tích giá trị của phép tu từ ẩn dụ trong câu ca dao sau:

"Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

Câu 3: (6đ)

Em hãy phân tích bốn câu thơ sau trong bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao".

Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn lớp 10

Câu 1: (2đ) Nêu ý nghĩa văn bản bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão?

Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

*Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh nêu đúng ý nghĩa văn bản.

Câu 2: (2đ)

Yêu cầu HS phải chỉ ra được hai hình ảnh ẩn dụ: "thuyền", "bến":

  • Hình ảnh "thuyền": luôn di chuyển ngược xuôi, không cố định
  • So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ chàng trai. (1đ)
  • Hình ảnh "bến": cố định, thụ động chờ đợi.
  • So sánh ngầm (ẩn dụ) chỉ cô gái. (1đ)

Câu 3 (6đ)

1. Về kỹ năng

  • Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học theo thể loại phân tích, có mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo, có cảm xúc.
  • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Về kiến thức: Xác định đúng yêu cầu của đề bài, trình bày kiến thức chính xác, khuyến khích những bài có phông kiến thức rộng, biết so sánh, mở rộng về kiến thức.

* Lưu ý: Tuỳ theo cách diễn đạt của học sinh mà giáo viên cân nhắc khi chấm điểm.

* Mở bài (1đ)

  • Giới thiệu những nét khái quát, nổi bật về Nguyễn Bỉnh Khiêm:
    • Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi.
    • Đặc sắc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: Ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn.
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị trí của đoạn trích cần phân tích.
  • Nêu được quan điểm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong toàn bộ bài thơ và khẳng định 4 câu thơ cuối thể hiện rất rõ quan điểm "nhàn" của ông.
  • Trích dẫn 4 câu thơ cần phân tích.

* Thân bài (4đ)

Phân tích từng cặp câu thơ để rút ra quan điểm "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"

Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của tác giả: (1đ)

Măng trúc, giá đỗ" thức ăn đạm bạc, thanh sạch, là sản phẩm cây nhà lá vườn, kết quả công sức lao động gieo trồng, chăm bón của bậc ẩn sĩ.

"Xuân - tắm hồ sen, hạ - tắm ao" cách sinh hoạt dân dã.

Hồ sen "nước trong gợi sự thanh cao, hương thơm thanh quý."

Cuộc sống hoà hợp với tự nhiên, mùa nào thức nấy, xa lánh lợi danh, vinh hoa phú quý.

Nhịp thơ: 1/3/1/2" nhấn mạnh vào 4 mùa" gợi bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân- hạ- thu- đông, có hương sắc, mùi vị giản dị mà thanh cao.

Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt (1đ)

"Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao".

Quan niệm sống: (1đ)

  • Điển tích về Thuần Vu Phần" phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng điển tích để thể hiện thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì.
  • Ông tìm đến rượu, uống say để chiêm bao nhưng tìm đến "say" như vậy lại là để "tỉnh", để bừng thức trí tuệ, khẳng định lẽ sống đẹp của mình.
  • Quan niệm sống: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người.
  • Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. (1đ)

* Kết bài (1đ)

  • Khẳng định lại quan điểm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong 4 câu thơ đã phân tích : Một trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.
  • Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế cuộc sống và bản thân để rút ra bài học cho mình.
Đánh giá bài viết
3 6.420
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm