Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016. Ở phần nghị luận xã hội, đề thi đã yêu cầu thí sinh nghị luận về hiện tượng: Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng "học vẹt","học tủ". Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 2, Nghệ An năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Dương Văn Dương, TP.HCM năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Tổ ngữ văn
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần đọc – hiểu: (2,0 điểm)

Phát hiện và phân tích ngắn gọn hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ trong những câu thơ sau:

Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.

(Nguyễn Du, Đọc Tiểu Thanh kí)

Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...

(ca dao)

II. Phần làm văn: (8,0 điểm)

Câu 1 – Nghị luận xã hội: (3,0 điểm)

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng: Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng "học vẹt","học tủ".

Câu 2 – Nghị luận văn học: (5,0 điểm)

Anh (chị) hãy cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Tổ ngữ văn
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 BAN CƠ BẢN

I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)

Tìm và phân tích hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ trong những câu thơ sau:

1) Độc Tiểu Thanh Kí: Hình ảnh ẩn dụ. (1,0 điểm)

  • Son phấn là tượng trưng cho sắc đẹp.
  • Văn chương là tượng trưng cho tài năng

2) Ca dao: Hình ảnh hoán dụ: Mắt trở thành biểu tượng cho niềm thương nhớ của cô gái đang yêu. (1,0 điểm)

II. Làm văn: (8,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ hiện tượng đề bài yêu cầu nghị luận, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Cần tổ chức bài làm theo định hướng sau:

  • Nêu được vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
  • Giải thích khái niệm, từ ngữ khái quát: "học vẹt", "học tủ" (0,25 điểm)
  • => Cả hai cách này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc học để tiếp thu kiến thức.
  • Tác hại: (1,0 điểm)
    • Kiến thức không nhớ lâu, chóng quên.
    • Không hiểu kiến thức nên không thể vận dụng vào cuộc sống, học tập.
    • Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ.
    • Nếu " lệch tủ" sẽ không đạt kết quả cao.
  • Nguyên nhân: (0,5 điểm)
    • Do nhiều bạn còn lười học, mải chơi nhưng lại muốn đạt điểm cao.
    • Chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
  • Đánh giá bày tỏ thái độ: (0,5 điểm)
    • Đây là hiện tượng lệch lạc trong học tập của một bộ phận học sinh.
    • Cần được quan tâm nhắc nhở.
  • Biện pháp khắc phục. (0,5 điểm)

c. Cách cho điểm

  • Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
  • Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
  • Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
  • Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu 2: (5,0 điểm)

a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một bài thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý sau

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0,5 điểm)
  • Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà: (2,0 điểm)
    • Cuộc sống thanh bạch ở hai câu đầu bài thơ (Cụ Trạng về sống giữa chốn quê như một "lão nông tri điền" với những dụng cụ lao động: Mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để bắt cá; ung dung, thảnh thơi, vô sự...)
    • Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao ở hai câu 5 và 6: Mùa nào thức nấy, sinh hoạt cũng hết sức dân dã như bao người dân quê khác...
  • Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (2,0 điểm)
    • Cách nói đùa vui hóm hỉnh pha chút giễu cợt mỉa mai: Dại - khôn. Thực chất là cách nói ngược nghĩa. Qua đó thấy được sự tỉnh táo của cụ Trạng, của con người ý thức rất rõ chốn công danh là nơi nhiều cạm bẫy, chỉ có trở về với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên để giữ sự thanh sạch của tâm hồn.
    • Quan niệm về công danh, phú quý như là giấc chiêm bao; thái độ xem thường công danh, phú quý.
    • Khẳng định "nhàn" là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi; là về với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần".
  • Đánh giá chung vấn đề và liên hệ thực tế - bản thân. (0,5 điểm)

c. Cách cho điểm

  • Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
  • Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
  • Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.
  • Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Đánh giá bài viết
1 2.408
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm