Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017 gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn luyện tập và nâng cao kiến thức, ôn thi học kì I lớp hiệu quả.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Phú Ngọc, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Trường THPT Phan Ngọc Hiển

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Sinh học 10

Thời gian: 45 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Giới sinh vật nào bao gồm các sinh vật nhân sơ?

A. Giới thực vật và giới động vật. B. Giới nguyên sinh.

C. Giới nấm và giới khởi sinh. D. Giới khởi sinh.

Câu 2: Đâu là những nguyên tố đa lượng chính, chiếm khối lượng lớn trong tế bào?

A. C-H-Ca-K B. C-O-Na-Ca C. C-H-O-N D. C-N-H-Ca

Câu 3: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố ....... khối lượng cơ thể.

A. chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% B. chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,1%

C. chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 1% D. chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 10%

Câu 4: Đường đôi saccarôzơ được tạo thành từ 2 loại đường đơn nào?

A. Glucôzơ và galactôzơ B. Lactôzơ và fructôzơ

C. Galactôzơ và lactôzơ D. Glucôzơ và fructôzơ

Câu 5: Những vitamin nào sau đây có bản chất là lipit?

A. A, D, E và K. B. A, B, D và K. C. B, E, D và K. D. B1, D, E và K.

Câu 6: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN dài bao nhiêu?

A. 0,34nm. B. 3,4nm. C. 34nm. D. 340nm.

Câu 7: Một phân tử ADN có 3200nu, hỏi phân tử ADN đó có bao nhiêu vòng xoắn?

A. 1600 vòng xoắn. B. 640 vòng xoắn. C. 320 vòng xoắn. D. 160 vòng xoắn.

Câu 8: Một phân tử ADN có 4800nu, sao mã tạo ra phân tử mARN có bao nhiêu nu?

A. 2400nu. B. 2400nu. C. 1200nu. D. 9600nu.

Câu 9: 1 phân tử mARN có 1200nu làm khuông tổng hợp phân tử Pr có bao nhiêu a.a?

A. 200a.a B. 400a.a C. 600a.a D. 1200a.a

Câu 10: Bào quan nào trong tế bào nhân sơ và cả tế bào nhân thực đều không có màng bao bọc?

A. Ribôxôm. B. Lizôxôm. C. Không bào. D. Ti thể.

Câu 11: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có nhiều ti thể nhất?

A. tế bào biểu bì. B. tế bào hồng cầu. C. tế bào bạch cầu. D. tế bào cơ tim.

Câu 12: Cấu trúc nào của màng sinh chất được xem như bộ mặt của tế bào?

A.Các thụ thể. B. Các dấu chuẩn.

C. Các phân tử Prôtêin xuyên màng. D. Các phân tử Prôtêin bám màng.

Câu 13: Nước sẽ đi từ đâu đến đâu khi chúng ta cho một tế bào vào môi trường ưu trương?

A. Không đi đâu hết. B. Đi từ trong tế bào ra môi trường.

C. Đi từ môi trường vào trong tế bào. D. Lúc đi vào - lúc đi ra.

Câu 14: Phương thức một tế bào động vật đưa một chất rắn hay vật có kích thước lớn vào trong tế bào bằng cách biến đổi màng sinh chất thì gọi là:

A. Thẩm thấu. B. Khuếch tán. C. Ẩm bào. D. Thực bào.

Câu 15: Đâu là những loại đường đa?

A. Xenlulôzơ, glicôgen, tinh bột và kitin. B. Xenlulôzơ, glicôgen, fructôzơ và kitin.

C. Xenlulôzơ, galactôzơ, tinh bột và kitin. D. Glicôgen, fructôzơ, kitin và lactôzơ.

Câu 16: Mỡ được cấu tạo bởi .......... và 3 axit béo.

A. Glicôgen. B. Glixêrol. C. Galactôzơ D. Glucôzơ.

PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: Giải thích vì sao kích thước nhỏ lại mang lại những ưu thế không nhỏ cho tế bào nhân sơ? (2 điểm)

Câu 2: Trình bày cấu trúc, chức năng của ti thể? (1 điểm)

Câu 3: Vận chuyển chủ động? Khi nào thì tế bào thực hiện vận chuyển chủ động? VD? (2 điểm)

Câu 4: Giải thích ý nghĩa các việc làm: Rửa rau bằng nước muối, vẩy nước vào rau? (1 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1D

2C

3A

8D

5A

6B

7D

8B

9B

10B

11D

12B

13B

14D

15A

16B

PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1:

Vì kích thước nhỏ thì tỉ lệ s/v lớn, tỉ lệ s/v lớn sẽ giúp cho tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng nhanhg và sinh sản nhanh.

  • Tỉ lệ s/v lớn giúp tế bào nhân sơ trao đổi chất với môi trường nhanh vì: tế bào trao đổi chất với môi trường thông qua màng sinh chất vì vậy tế bào có kích thước càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc với môi trường càng lớn nên khả năng trao đổi chất sẽ nhanh.
  • Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước của tế bào từ khi sinh ra đến khi đạt kích thước trưởng thành (nhờ vào quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng). Vì vậy nên tế bào có kích thước càng nhỏ thì lượng chất dinh dưỡng cần tích lũy càng ít do đó thời gian tích lũy càng nhanh.
  • Sinh sản của tế bào là sự phân chia 1 tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Vì vậy, tế bào càng nhỏ thì sự phân chia sẽ càng nhanh.

Câu 2:

  • Cấu trúc: Ti thể là bào quan có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có rất nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong là chất nền ti thể có chứa ADN và ribôxôm.
  • Chức năng: Ti thể được ví như là một "nhà máy phát điện" cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho tế bào dưới dạng ATP.

Câu 3:

  • Khái niệm: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao và cần tiêu tốn năng lượng.
  • Tế bào thực hiện phương thức vận chuyển chủ động khi tế bào (cơ thể) có nhu cầu về một loại phân tử chất tan nào đó. VD: Trong quả cầu thận, hàm lượng Urê rất cao (cao hơn hằng nghìn lần) so với hàm lượng Urê có trong máu nhưng Urê vẫn được lọc từ máu để đưa ra quả cầu thận.

Câu 4:

  • Rửa rau bằng nước muối để rau được sạch hơn. Vì: Đôi khi trên rau có vi khuẩn, trứng của các loài giun-sán, khi chúng ta ngâm chúng vào nước muối thì nước trong tế bào vi khuẩn, trứng của các loài giun-sán sẽ thoát ra ngoài làm cho chúng chết hoặc không thể gây hại được.
  • Vẩy nước vào rau để rau được tươi hơn. Vì: Nước sẽ đi vào tế bào rau làm cho chúng trương lên và tươi hơn.
Đánh giá bài viết
1 601
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 10

Xem thêm