Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017. Đề thi được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm với 6 câu hỏi, 70% tự luận với 4 câu hỏi, thời gian để các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Mời các bạn tham khảo.

Mời bạn làm online: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Ea Lê, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Long Mỹ, Vĩnh Long năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN EA SÚP
TRƯỜNG THCS EA LÊ
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút

I/ Trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1: Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở:

A. Cây đậu Hà lan B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác
C. Ruồi giấm D. Trên nhiều loài côn trùng

Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau

Câu 3: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X B. A, T, G, X
C. A, D, R, T D. U, R, D, X

Câu 4: Các nuclêotit trên phân tử ADN liên kết theo NTBS là trường hợp nào sau đây là đúng

A. A – T, G – X B. A – G, T – X
C. A – X, G – T D. X – A, T – G

Câu 5: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy mấy loại cấu trúc khác nhau?

A. 3 Cấu trúc B. 4 Cấu trúc C. 5 Cấu trúc D. 6 Cấu trúc

Câu 6: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là:

A. Đột biến gen B. Đột biến NST
C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1: Thường biến là gì? Ý nghĩa của thường biến? Phân biệt thường biến với đột biến? (2,0 điểm).

Câu 2: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: (1,0 điểm)

Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -

Hãy viết đoạn mạch 2 bổ sung với nó?

Câu 3: Trình bày khái niệm đột biến gen và nguyên nhân phát sinh đột biến gen? (2,0 điểm)

Câu 4: Hai giống thỏ thuần chủng lông trắng và lông đen giao phối với nhau được F1 toàn thỏ màu lông trắng. Khi cho các con F1 giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào? (2,0 điểm).

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 9

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

C

B

A

B

D

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1:

  • Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Thường biến

Đột biến

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình

- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng tương ứng với điều kiện môi trường

- Không di truyền cho thế hệ sau

- Thường có lợi

- Đột biến là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền

- Đột biến xuất hiện với tần số thấp, một cách ngẫu nhiên

- Di truyền

- Thường có hại

Câu 2:

Mạch 1: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - A - G -

Mạch bổ sung Mạch 2: - T - A - X - G - A - T - X - A - G - T - X -

Câu 3:

* Khái niệm:

  • Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
  • Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.

* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.

Câu 4:

Vì F1 toàn thỏ màu lông trắng nên tính trạng màu lông trắng là tính trạng trội có tính trạng màu lông đen là tính trạng lặn.

Qui ước gen: A gen qui định màu lông trắng.
a gen qui định màu lông đen.

Sơ đồ lai: P: Màu lông trắng x Màu lông đen
AA aa
GP: A a
F1: Aa (100% màu lông trắng)
F1 giao phối: Aa (đực) x Aa (cái)
GF1: 1A : 1a 1A : 1a
F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 Thỏ lông trắng : 1 Thỏ lông đen

Đánh giá bài viết
1 922
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm