Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11 trường THPT Đơn Dương, Lâm Đồng năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11 trường THPT Đơn Dương, Lâm Đồng năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra học kì I lớp 11 có đáp án. Đề thi học kì 1 lớp 11 này dành cho các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn luyện và thử sức chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 môn Tin học sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Mời bạn làm online: Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11 trường THPT Đơn Dương, Lâm Đồng năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11 trung tâm GDTX Quảng Điền, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 trường THCS&THPT Lương Hòa, Long An năm học 2015 - 2016

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT ĐƠN DƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: TIN HỌC 11 – NĂM HỌC 2016 - 2017

Thời gian làm bài: 45 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Lớp: 11A..

Mã đề thi 132

Câu 1: Cho xâu S='Le Hong Phong', hãy cho biết kết quả của hàm LENGTH(S);

A. 11 B. 12 C. 13 D. 3

Câu 2: Cho S1 = 'abc' và S2 = ='bac', cho biết kết quả khi thực hiện thủ tục INSERT(S1,S2,3);

A. S1 = 'abcbac' B. S2 = 'baabcc' C. S2 = 'baacbc' D. S1= 'abbacc'

Câu 3: Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 10.99. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng nhất?

A. Var X: byte; Y: real; B. Var X, Y: real;

C. Var X, Y: byte; D. Var X: real; Y: byte;

Câu 4: Trong các tên sau, tên nào sau đây được đặt đúng trong NNLT Pascal?

A. Ho ten B. Ho_ten*1 C. Ho_ten D. 1hoten

Câu 5: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hãy cho biết giá trị của M sau khi thực hiện đoạn chương trình sau với a=9 và b=20?

M := a;

If a < b then M := b;

A. M không nhận giá trị nào; B. M nhận cả hai giá trị trên;

C. M = 9; D. M = 20;

Câu 6: Bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến dưới đây tổng cộng bao nhiêu byte?

Var x,y:integer;

c:char;

ok:boolean;

z:real;

A. 14 B. 11 C. 12 D. 13

Câu 7: Xét chương trình sau?

Var a, b: integer;

Begin

a:=102;

write('b='); readln(b);

if a<b then write('Xin chao cac ban!');

end.

Nhập giá trị cho b bao nhiêu để khi chạy chương trình nhận được kết quả 'Xin chao cac ban!'?

A. 100 B. 103 C. 101 D. 99

Câu 8: Cho S = 'Quang Nam', cho biết kết quả hàm S1=COPY(S, 1, 4);

A. S1 = 'n' B. S1 = 'Nam' C. S1 = 'Quang' D. S1 = 'Quan'

Câu 9: Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.

s :=1; for i:= 10 downto 3 do s:=s + 1; Write(s);

A. 6 B. 8 C. 7 D. 9

Câu 10: Cho xâu S='Le Hong Phong', hãy cho biết kết quả của thủ tục DELETE(S,3,5);

A. 'LePhong' B. 'Le g Phong' C. 'Le Phong' D. 'Le H Phong'

Câu 11: Xác định giá trị của biểu thức: S = (250 div 100) + (150 mod 100) div 10

A. S = 7; B. S = 9; C. S = 6; D. S = 8.

Câu 12: Trong Pascal, cú pháp để khai báo biến là:

A. Var <danh sách biến>=<kiểu dữ liệu>; B. <danh sách biến>: kiểu dữ liệu;

C. Var <danh sách biến>:<kiểu dữ liệu>; D. Var <danh sách biến>;

Câu 13: Trong Turbo Pascal, để thực hiện chương trình:

A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7; B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9;

C. Nhấn phím Ctrl + F9; D. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9;

Câu 14: Các từ: SQR, SQRT, REAL là

A. Tên do người lập trình đặt B. Tên chuẩn

C. Tên đặc biệt D. Tên dành riêng

Câu 15: Cho a:=3; b:=5. Câu lệnh IF a>b Then a:=4 Else b:=1. Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên đáp án nào đúng

A. b=5; B. b=1. C. a=4; D. a=3;

Câu 16: Trong NN lập trình Pascal, đoạn chương trình sau dùng để làm gì?

Var x, y, t: integer; Begin x:= t; t:= y; y:= x; End.

A. Hoán đổi giá trị y và t B. Một công việc khác

C. Hoán đổi giá trị x và t D. Hoán đổi giá trị x và y

Câu 17: Cho biểu thức (a mod 2 = 0) and (a mod 3 = 0). Giá trị của a là

A. 12 B. 9 C. 16 D. 23

Câu 18: Trong NNLT Pascal, biểu thức 25 mod 3 + (5/2) * 3 có giá trị là

A. 15.0 B. 8.0 C. 15.5 D. 8.5

Câu 19: Cho biểu thức (a mod 3 = 0) and (a mod 4 = 0). Giá trị của a là

A. 15 B. 21 C. 16 D. 24

Câu 20: Cho biểu thức dạng toán học sau: Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11 có đáp án; hãy chọn dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal:

A. sqrt(x) – sqrt(y)/sqrt(x) – sqrt(y) B. (sqr(x) – sqr(y))/(sqr(x) – sqr(y))

C. sqr(x) – sqr(y)/sqr(x) – sqr(y) D. (sqrt(x) – sqrt(y))/(sqrt(x) – sqrt(y))

Câu 21: Cho S1 = 'abCbcabc' và S2 = 'bc', cho biết kết quả hàm POS(S2,S1):

A. 2 B. 4 C. 3 D. 7

Câu 22: Trong NNLT Pascal, giả sử x:= a/b; thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào?

A. word B. real C. integer D. byte

Câu 23: Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi :

A. dấu chấm phẩy (;) B. dấu chấm (.) C. dấu hai chấm (:) D. dấu phẩy (,)

Câu 24: Câu lệnh dạng lặp tiến có cú pháp là:

A. IF <điều kiện> then <câu lệnh>;

B. While <điều kiện> DO <câu lệnh>;

C. FOR <biến đếm>:=<giá trị cuối> DOWNTO <giá trị đầu> DO <câu lệnh>;

D. FOR <biến đếm>:=<giá trị đầu> TO <giá trị cuối> DO <câu lệnh>;

Câu 25: Trong các tên sau, đâu là tên dành riêng (từ khóa) trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

A. Real B. Program

C. Baitap D. Vidu

Câu 26: Biến là ...

A. Không cần khai báo trước khi sử dụng

B. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình

C. Là đại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

D. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên

Câu 27: Câu lệnh nào sau đây là đúng?

A. if a = 5 then a := d + 1 else a := d + 2; B. if a: = 5 then a := d + 1 else a := d + 2;

C. if a = 5 then a = d + 1 else a = d + 2; D. if a = 5 then a := d + 1; else a := d + 2;

Câu 28: Trong Pascal, khai báo hằng nào sau đây là ĐÚNG?

A. const lop = " lop 11"; B. const p = 3,1416;

C. const lop = 'lop 11'; D. const max := 1000';

Câu 29: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?

A. Hằng và biến là hai đại lương mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo.

C. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo.

D. Hằng là đại lượng có giá trị không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 30: Cách tham chiếu (truy cập) phần tử mảng một chiều:

A. <tên biến mảng>(chỉ số] B. <tên biến mảng>[chỉ số]

C. <tên biến mảng>(chỉ số) D. <chỉ số>[tên biến mảng]

Câu 31: Câu lệnh dạng lặp lùi có cú pháp là:

A. IF <điều kiện> then <câu lệnh>;

B. FOR <biến đếm>:=<giá trị cuối> DOWNTO <giá trị đầu> DO <câu lệnh>;

C. While <điều kiện> DO <câu lệnh>;

D. FOR <biến đếm>:=<giá trị đầu> TO <giá trị cuối> DO <câu lệnh>;

Câu 32: Đoạn chương trình: Max:=a; IF b>Max Then Max:=b;

Hãy cho biết đoạn chương trình trên dùng để:

A. Tính giá trị b; B. Tính giá trị a;

C. Tính giá trị của a và b. D. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b;

Câu 33: Cú pháp biểu diễn cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu là?

A. If <điều kiện> then <câu lệnh >;

B. If <điều kiện> then <câu lệnh 1> ;esle <câu lệnh 2>;

C. If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

D. If <điều kiện> ;then <câu lệnh>

Câu 34: Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.

a := 9; b := 7; c:=8;

if a > b then c:=7 else c := 5; Write(c);

A. 9 B. 5 C. 8 D. 7

Câu 35: Lệnh nào sau đây dùng để in giá trị biến thực M ra màn hình có 2 chữ số thập phân và với độ rộng là 5?

A. write (M:2:5); B. write (M,5,2); C. writeln (M:2:5); D. write (M:5:2);

Câu 36: Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.

s:= 0; for i:=1 to 10 do s:=s+i; Write(s);

A. 55 B. 45 C. 50 D. 49

Câu 37: Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau?

N:=5;tong:=0;

For i:=1 to n do

If (i mod 3=0) then Tong:=tong+i; Write(tong);

A. 10 B. 3 C. 5 D. 1

Câu 38: Khai báo mảng nào sau đây đúng cú pháp?

A. Var A = array[1..100] of integer; B. Var A : array[1..100] of integer;

C. Var A : array[1:100] of integer; D. Var A = array[1:100] of integer;

Câu 39: Phần thân chương trình được giới hạn bởi cặp từ khóa

A. Start...Finish. B. Begin...End. C. Begin...End; D. Start...Finish;

Câu 40: Trong Pascal phép toán div, mod là

A. Phép chia cho cả số nguyên và số thực B. Phép chia chỉ đối với số nguyên

C. Cả 3 câu trên đều sai D. Phép chia chỉ đối với số thực

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 11

1

C

11

A

21

B

31

B

2

B

12

C

22

B

32

D

3

A

13

C

23

D

33

A

4

C

14

B

24

D

34

D

5

D

15

B

25

B

35

D

6

C

16

D

26

C

36

A

7

B

17

A

27

A

37

B

8

D

18

D

28

C

38

B

9

D

19

29

D

39

B

10

A

20

B

30

B

40

A

Và sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mời các em học sinh, thầy cô giải lao với các bài trắc nghiệm IQ, trắc nghiệm cảm xúc EQ của VnDoc. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những giây phút giải lao thoải mái và nhiều niềm vui.

Đánh giá bài viết
4 29.112
Sắp xếp theo

    Môn khác lớp 11

    Xem thêm