Đề thi học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh

Đề thi học kì 2 GDCD 12 có đáp án

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn học sinh thử sức.

Câu 1: Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo.

B. Người bị xử phạt vi phạm hành chính.

C. Người đang chấp hành hình phạt tù.

D. Người bị tước giấy phép hành nghề.

Câu 2: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

A. Viện kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án nhân dân.

C. Cơ quan điều tra.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Cha mẹ được quyền đánh khi con hư.

B. Bất kì ai cũng không được quyền đánh người khác.

C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo.

D. Chỉ những người có thẩm quyền mới được quyền đánh người khác.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.

B. Vào nhà người khác để tìm đồ bị mất.

C. Con đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ.

D. Giúp chủ nhà bẻ khóa để vào nhà.

Câu 5: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân vừa

A. trái lương tâm vừa bị dư luận lên án.

B. xúc phạm đến người khác vừa vi phạm pháp luật.

C. trái đạo đức vừa vi phạm quy phạm xã hội.

D. trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật.

Câu 6: Hai sinh viên M và N cùng thuê nhà trọ của ông L. Do chưa có tiền trả nên ông L yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng hai bạn không đồng ý. Ông L đã khóa cửa nhốt M và N một buổi sáng. Hành vi của ông L đã xâm phạm đến quyền

A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. bất khả xâm phạm thân thể.

C. được bảo hộ về sức khỏe.

D. được bảo hộ về tính mạng.

Câu 7: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em L đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em L để lục soát nên bị chị G - mẹ em L túm tóc và bị bố em L là anh P lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Bà T, chị G, anh P, chị M.

B. Chị G, anh P, em L.

C. Anh P, chị M.

D. Bà T, chị M.

Câu 8: Ai có quyền được khiếu nại?

A. Chỉ có công dân

B. Các tổ chức

C. Chỉ có cán bộ

D. Mọi cá nhân, tổ chức

Câu 9: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 10: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Học thường xuyên

B. Học ở nhiều hình thức khác nhau.

C. Học không hạn chế.

D. Học khi có điều kiện.

Câu 11: Ông P có hành vi dâm ô với trẻ em tại thành phố X. Theo quy định Tố tụng Hình sự người bị hại cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Đề nghị khiếu nại với cơ quan điều tra

B. Bắt xin lỗi gia đình có người bị hại.

C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.

D. Đề nghị kỷ luật thôi việc

Câu 12: Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau khi ra trường chị P vừa đi làm cho một công ty và chị vừa theo học đại học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học thường xuyên.

B. Quyền được nâng cao trình độ.

C. Quyền được phát triển bản thân.

D. Quyền bồi dưỡng tài năng.

Câu 13: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tác các phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền tinh thần.

D. Quyền văn hóa.

Câu 14: Sau một năm nghiên cứu, anh K là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được phát triển.

B. Quyền cải tiến máy móc.

C. Quyền lao động sáng tạo.

D. Quyền sáng tạo.

Câu 15: Đâu không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

A. Chế tạo ra máy gặt

B. Viết bài gửi đăng báo

C. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp

D. Làm nghề sửa chữa điện tử

Câu 16: Khi có một người yêu cầu được vào nhà em để khám xét, vì họ nghi ngờ nhà em có dấu hiệu vi phạm pháp luật, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Tìm cách chống lại họ, nếu họ cố ý thì chống trả lại.

B. Thực hiện yêu cầu của họ và chờ người thân tới giúp đỡ.

C. Yêu cầu họ cho xem lệnh khám xét, báo cho người thân biết.

D. Nhanh chóng tìm cách chạy trốn và báo cho người thân biết.

Câu 17: Quy chế tuyển sinh đại học quy định học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

B. Quyền học tập không hạn chế.

C. Quyền học tập theo sở thích.

D. Quyền được phát triển.

Câu 18: Công dân có quyền đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp, khi ấy công dân sử dụng đến quyền nào dưới đây?

A. Khiếu nại

B. Tự do báo dân chủ

C. Tự do ngôn luận

D. Tố cáo

Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.

B. Người có thẩm quyền theo qui định được phép kiểm tra thư.

C. Thư nhặt được thì được phép xem.

D. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.

Câu 20: Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được

A. tự do nói bất cứ vấn đề gì mình muốn.

B. tập trung đông người bàn luận các vấn đề mình muốn.

C. trực tiếp có ý kiến xây dựng trong các cuộc họp.

D. tự do phát biểu quan điểm của mình ở mọi nơi.

Câu 21: Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Do nghi ngờ.

B. Khẩn cấp.

C. Thái độ bất thường.

D. Có tiền án.

Câu 22: Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

A. Những người được giao nhiệm vụ.

B. Người có tri thức.

C. Những người có chức quyền.

D. Mọi công dân.

Câu 23: Nhận định nào đúng: Phạm tội quả tang là người

A. đang thực hiện tội phạm

B. chuẩn bị thực hiện tội phạm.

C. ngay sau khi thực hiện tội phạm thí bị phát hiện.

D. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.

Câu 24: Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lý quan trọng để

A. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri, dưới sự lãnh đạo của nhà nước.

B. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

C. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương.

D. thực hiện cơ ché “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Câu 25: Cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi nào?

A. Cả nước.

B. Cấp huyện.

C. Cơ sở.

D. Cấp tỉnh.

Câu 26: Bắt người khẩn cấp được tiến hành trong mấy trường hợp?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 27: P và T là bạn thân cùng lớp. Do mâu thuẫn, T đã tung tin nói xấu P trên facebook. Nếu là bạn của T và P, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Khuyên T gỡ bỏ vì đã vi phạm pháp luật là xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

B. Chia sẻ thông tin đó trên facebook cho mọi người biết.

C. Xúi P nói xấu lại T trên facebook.

D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.

Câu 28: Hiến pháp 2013 nước ta quy định độ tuổi bầu cử, ứng cử từ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. Đủ 18, đủ 21.

B. Đủ 19, đủ 22.

C. Đủ 20, đủ 22.

D. Đủ 18, đủ 20.

Câu 29: Việc nhờ người khác đi bầu cử thay là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 30: Chủ thể nào sau đây có quyền tố cáo?

A. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.

B. Chỉ công dân.

C. Cơ quan bảo vệ pháp luật.

D. Nhân dân.

Câu 31: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được phép giữ người trong thời hạn bao lâu?

A. 10 tiếng.

B. 12 tiếng.

C. 13 tiếng.

D. 11 tiếng.

Câu 32: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

B. Chủ cho thuê phòng tự ý mở cửa phòng để chữa cháy khi người thuê không có mặt.

C. Người hàng xóm vào nhà người bên cạnh khi được chủ nhà mời đến.

D. Công an vào khám chỗ ở của một người khi có lệnh của tòa án.

Câu 33: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 34: Trên đường đi học về, H bị hai thanh niên trêu ghẹo. H phản đối thì bị họ đánh trọng thương. Trong trường hợp này hai thanh niên đã xâm phạm quyền

A. dân chủ cơ bản của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 35: Anh A bất ngờ bị giám đốc xí nghiệp cho nghỉ việc với lý do không thỏa đáng. Trong trường hợp này anh A cần sử dụng đến quyền nào để bảo vệ mình?

A. Khiếu nại.

B. Bình đẳng trong lao động.

C. Tố cáo.

D. Bãi nhiệm.

Câu 36: Theo quy định của pháp luật bị can được hiểu là người

A. tố cáo

B. bị khởi tố điều tra

C. liên quan

D. đưa ra xét xử

Câu 37: Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Im lặng vì nể nang.

C. Gửi đơn tố cáo.

D. Nhờ phóng viên viết bài.

Câu 38: Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền quản lý nhà nước và xã hội

B. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng.

C. Quyền công khai, minh bạch.

D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 39: Chị H đi xe máy không quan sát và bất ngờ rẽ phải không có tín hiệu. Chị đã lao vào Anh P đang chạy thể dục và đi đúng luật khiến anh P bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Phạt tù chị H và bắt chị bồi thường thiệt hại

B. Phạt hành chính và buộc chị H phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh P.

C. Không xử lý chị H vì đây là điều không may xảy ra.

D. Cảnh cáo phạt tiền chị H.

Câu 40: Chị H bị buộc thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị H cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng.

B. Quyền dân chủ.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền khiếu nại.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 12 môn GDCD

Câu hỏi

Mã đề 132

1

C

2

D

3

B

4

B

5

D

6

B

7

D

8

D

9

C

10

C

11

C

12

A

13

A

14

D

15

D

16

C

17

D

18

A

19

B

20

C

21

B

22

D

23

A

24

C

25

C

26

A

27

A

28

A

29

C

30

B

31

B

32

A

33

A

34

B

35

A

36

B

37

C

38

D

39

B

40

D

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm 2018 - 2019 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 4.410
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn GDCD

Xem thêm