Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc

Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn lớp 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc. Tài liệu gồm 6 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 90 phút. Mời các bạn tham khảo.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn xe bus chạy tuyến nối trung tâm thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm ở khu Ikebukuro với sân bay quốc tế Tokyo Hadena.

Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.

Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình này.

Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.

Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy.

(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên và xuống xe như thế nào?

Câu 3. Vì sao anh lái xe được nhân vật tôi kính phục?

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tính kỉ luật trong cuộc sống.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích sau (trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài).

“… Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa đã gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa (...) Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi thẩm thầm bài hát của người đang thổi (…). Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. (…). Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.(…) Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa (...) Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho thêm sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách. (...) A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2,

NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016, Tr. 06,07,08)

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn

Phần Ý Nội dung cần đạt Điểm
I. Đọc hiểuĐọc văn bản và thực hiện các yêu cầu (4,0 điểm)
Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí
sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài
1- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.0.5
2- Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên và xuống xe:
Anh không hề gắt gỏng, ngược lại, anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở, lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, ân cần, kính cẩn, đầy trách nhiệm.
1.0
3- Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên và xuống xe:
Anh không hề gắt gỏng, ngược lại, anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở, lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, ân cần, kính cẩn, đầy trách
nhiệm.
1.0
4

- Ý nghĩa của tính kỉ luật trong cuộc sống.

+ Tính kỉ luật giúp con người tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra.

+ Kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng.

+ Người có tính kỉ luật sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho dù có
khó khăn trở ngại, vì vậy dễ gặt hái được thành công.

* Lưu ý: Nếu HS không viết đúng hình thức của 1 đoạn văn thì trừ 0,25 điểm.

1,5
II. Làm vănCảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị qua đoạn trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (6,0 điểm)
Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
- Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát đoạn trích, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
Yêu cầu cụ thể
aGiới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
- Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông đã để
lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ" in trong tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mạnh mẽ của nhân vật.
- Đoạn trích khắc họa sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân.
0.5
bCảm nhận hình tượng nhân vật Mị
* Hoàn cảnh, nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng
- Khung cảnh ngày xuân:
+ Màu sắc sặc sỡ: Cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đã xòe như con bướm sặc sỡ.
+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà.
- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động (từ xa đến gần; từ hiện tại đến quá khứ), tiếng sáo rủ bạn tình đi chơi đầy háo hức) => Dìu hồn Mị bồng bềnh sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa.
- Hơi rượu: Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát, rồi say -> Mị lãng
quên hiện tại, sống lại quá khứ.
=> Đây là hoàn cảnh, tình huống đầy ý nghĩa, khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị.

0.5

0.5

0.5

* Sức sống tiềm tàng của Mị
- Diễn biến tâm lí: mâu thẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện
hữu.
+ Sức sống tiềm tàng: Mị thấy phơi phới trở lại; vui sướng - >Thức dậy
ý thức và khát vọng. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
+ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không còn buồn nhớ lại nữa -> Sự phản kháng quyết liệt với hoàn cảnh
bi đát của mình.
- Tai Mị văng vẳng tiếng sáo, trong hơi rượu nồng nàn, sức sống tiềm tàng trỗi dậy, Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm
lại chính mình bằng một loạt các hành động:
+ “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” ->thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
+ Chuẩn bị đi chơi: Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái
áo -> Khát vọng về hạnh phúc, về tự do đang trỗi dậy trong Mị.
- Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột không cho đi chơi. “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai
tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà” -> Hành động chặn đứng khao khát của Mị, càng tô đậm hơn nỗi cơ cực, cay đắng, tủi nhục của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra.

0,75


0,75

0,5

cNghệ thuật: xây dựng nhân vật:
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Sáng tạo các chi tiết đặc sắc: chi tiết tiếng sáo…
- Thành công trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên, am hiểu phong tục tập quán của người dân vùng cao.
- Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
1.0
dĐánh giá chung
- Ngòi bút của Tô Hoài rất tinh tế khi miêu tả sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị. Sức sống đó như một hạt mầm căng tràn, xuyên qua lớp đất đá để thấy bầu trời tự do khi mùa xuân về.
- Qua đó ta thấy được cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ Tô Hoài. Ông
thực sự là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học nước nhà.
0.5
eChính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.0.25
fSáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.0.25

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12, Soạn bài lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 5.628
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn

    Xem thêm