Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 năm 2021 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 theo Thông tư 22 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các dạng bài Tiếng Việt trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng giải Tiếng Việt chuẩn bị tốt cho bài kì thi học kì 2 lớp 2.

I. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2020 - 2021

1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Kiến và Ve Sầu

Ngày hè nắng rực rỡ, những loài vật nhỏ bé trong rừng đang cùng nhau ca hát rong chơi. Chú Kiến vẫn cặm cụi đi kiếm thức ăn tha về tổ. Thấy Kiến đi qua, Ve Sầu giễu cợt:

- Này nhà chú ăn hết bao nhiêu đâu mà kiếm nhiều thế cho nặng tổ. Chú cứ vui chơi như chúng tôi đi!

Kiễn vẫn tiếp tục làm việc, chú đáp lại Ve Sầu:

- Chị cứ vui chơi đi, nhà chúng em sức yếu, phải tích trữ cái ăn cho mùa đông giá rét chị ạ.

Mùa đông đến, Ve Sầu không chịu làm tổ, cũng không có cái ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét. Kiến đã kiếm đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông nên không phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn. Lo xa quả là không thừa.

(Theo Truyện ngụ ngôn)

1. Ai cũng muốn được hưởng thụ và tận hưởng vui chơi, tại sao Kiến chỉ miệt mài làm việc? (0.5 điểm)

A. Vì Kiến đã chơi suốt ba mùa thu, đông, xuân rồi nên đến mùa hè buộc phải làm việc miệt mài.

B. Vì Kiến không muốn chơi chung với mọi người.

C. Vì Kiến lo xa, muốn tích trữ thức ăn cho mùa đông giá rét.

D. Vì Kiến phải kiếm tiền để trả nợ.

2. Sự miệt mài làm việc của Kiến đã đem lại điều gì? (0.5 điểm)

A. Giúp Kiến có đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông giá rét, không cần phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn.

B. Giúp Kiến trả hết nợ nần, mùa đông năm ấy Kiến được ung dung trong tổ hưởng thụ sự ấm áp.

C. Giúp Kiến nhanh chóng trở thành một người giàu có trong khu rừng.

D. Giúp Kiến có thêm vàng bạc châu báu chất đầy nhà.

3. Còn Ve Sầu thích vui chơi thì đã gặp phải điều gì? (0.5 điểm)

A. Mùa đông đến, Ve Sầu phải tới nhà Kiến xin ăn và xin ở nhờ cho qua ngày.

B. Mùa đông đến, Ve Sầu phải ra ngoài kiếm ăn giữa trời lạnh giá.

C. Mùa đông đến, Ve Sầu không có cái ăn, lại không có tổ nên cứ bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét.

D. Tết năm đó, Ve Sầu không có đủ tiền để về quê thăm mẹ.

4. Theo em, nhờ đâu mà Kiến có đủ thức ăn sống qua mùa đông giá rét? (0.5 điểm)

A. Nhờ của cải của mẹ để lại và sự tiết kiệm của chính mình.

B. Nhờ sự kiên nhẫn và chăm chỉ lại biết lo xa.

C. Nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè.

D. Nhờ lời khuyên của Ve Sầu

5. Qua câu chuyện về Kiến và Ve Sầu em rút ra cho mình bài học gì? (1 điểm)

6. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? trong mỗi câu sau: (1 điểm)

a. Kiến chăm chỉ kiếm thức ăn để tích trữa cho mùa đông giá rét.

b. Để ủng hộ cho các bạn ở vùng cao, lớp em tổ chức quyên góp quần áo ấm.

7. Viết câu trả lời vào dòng phía dưới: (1 điểm)

a. Người công nhân hái chè ở đâu?

b. Các bác sĩ làm việc ở đâu?

8. Viết lời đáp của em cho mỗi trường hợp sau: (1 điểm)

a. Em mượn bạn cuốn sách hay, bạn đồng ý. Em sẽ nói:

b. Em xin phép mẹ đi chơi. Mẹ đồng ý, trước khi em sẽ nói với mẹ:

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả: Nghe - viết (4 điểm - 15phút)

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.

2/ Tập làm văn ( 6 điểm - 25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) kể về nghề nghiệp của một người hàng xóm của gia đình em.

Gợi ý:

- Người đó làm nghề gì?

- Người đó làm ở đâu?

- Hằng ngày người đó làm việc gì?

- Công việc của người đó có ý nghĩa như thế nào đối với mọi người?

2. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Vì Kiến lo xa, muốn tích trữ thức ăn cho mùa đông giá rét.

2. (0.5 điểm) A. Giúp Kiến có đủ thức ăn và cỏ cho mùa đông giá rét, không cần phải ra ngoài trời lạnh mà vẫn có cái ăn.

3. (0.5 điểm) C. Mùa đông đến, Ve Sầu không có cái ăn, lại không có tổ nên cứ bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét.

4. (0.5 điểm) B. Nhờ sự kiên nhẫn và chăm chỉ lại biết lo xa.

5. (1 điểm)

Qua câu chuyện về Kiến và Ve Sầu, em rút ra được bài học là nên biết cách tính toán và có kế hoạch trong cuộc sống.

6. (1 điểm)

a. Kiến chăm chỉ kiếm thức ăn để tích trữa cho mùa đông giá rét.

b. Để ủng hộ cho các bạn ở vùng cao, lớp em tổ chức quyên góp quần áo ấm.

7. (1 điểm)

a. Người công nhân hái chè ở đồi chè.

b. Các bác sĩ làm việc ở bệnh viện.

8. (1 điểm)

a. Em mượn của bạn cuốn sách hay, bạn đồng ý. Em sẽ nói :

- Mình cảm ơn bạn nhé. Mình sẽ trả lại bạn sớm.

b. Em xin phép mẹ đi chơi. Mẹ đồng ý, trước khi đi em sẽ nói với mẹ :

- Con cảm ơn mẹ. Con sẽ về nhà sớm ạ.

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)

- Người đó làm nghề gì?

- Người đó làm ở đâu?

- Hằng ngày người đó làm việc gì?

- Công việc của người đó có ý nghĩa như thế nào đối với mọi người?

- Hình thức: (2đ)

+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ

+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ

+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ

Bài làm tham khảo :

Người hàng xóm thân thiết với gia đình em là chú Tiến. Chú làm nghề lái máy cẩu cho nông trường xã. Hằng ngày, chú đi làm từ sáng sớm và trở về nhà khi mặt trời đã lặn. Chú điều khiển chiếc máy cẩu, san bằng đất đá để xây dựng xưởng sản xuất chè. Công việc của chú mang lại nhiều ý nghĩa vì đã giúp người dân quê hương em vững tin thu hoạch chè, ổn định cuộc sống.

II. Đề ôn thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

1. Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

4

Câu số

1;2; 3;4

1 ;2

3 ; 4

Số điểm

2,0

2,0

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

2

1

1

1

2

3

Câu số

5; 6

9

7

8

5;6

7;8;9

Số điểm

1,5

1,0

1,0

0,5

1,5

2,5

Tổng số

TS câu

4

2

1

1

1

6

3

Câu số

1;2; 3;4

5; 6

9

7

8

1;2;3;4;5;6

7;8;9

TS điểm

2,0

1,5

1,0

1,0

0,5

3,5

2,5

2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.

  • Chuyện quả bầu (Tiếng Việt 2B, trang 116)
  • Cây và hoa bên lăng Bác (Tiếng Việt 2B, trang 111)
  • Bóp nát quả cam (Tiếng Việt 2B, trang 124)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Câu 1. Già làng Voi tức giận điều gì?

A. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C. Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D. Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2. Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A. Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B. Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

Câu 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A. Do dấu chân của người dân ở đó.

B. Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C. Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D. Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4. Câu chuyện này kể về điều gì?

A. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

B. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và người dân Tây Nguyên.

C. Cuộc chiến giữa cá sấu và sư tử

Câu 5. Câu: "Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ" thuộc kiểu câu gì?

A. Ai làm gi?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

D. Ai ở đâu?

Câu 6. Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A. Sông hồ.

B. Ao hồ.

C. Kênh rạch

D. Mương máng

Câu 7: Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 8: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được được in đậm trong câu:

Đêm khuya, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ.

.................................................................................................................................................

Phần II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe – viết) - Bài: Gấu trắng là chúa tò mò - SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 54

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa hạ.

3. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

TT

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Đọc thành tiếng

(4 điểm)

Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, đúng tiếng, từ. Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu

1 điểm

Đọc đúng tiếng từ, (không sai quá 5 tiếng)

1 điểm

Ngắt hơi ở đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

1 điểm

Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc

1 điểm

Đọc thầm, làm BT

(6 điểm)

Câu 1: B

0,5 điểm

Câu 2: C

0,5 điểm

Câu 3: C

0,5 điểm

Câu 4: A

1 điểm

Câu 5: A

0,5 điểm

Câu 6: A

0,5 điểm

Câu 7: Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên.

1,0 điểm

Câu 8- Cần phải đoàn kết và yêu quý mọi người xung quanh.

0,5 điểm

Câu 9: Cá Sấu chiếm cái hồ khi nào?

1,0 điểm

Chính tả

(4 điểm)

Tốc độ đạt yêu cầu (15’)

1 điểm

Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.

1 điểm

Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.

1 điểm

Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp

1 điểm

TLV

(6 điểm)

1. Nội dung Đủ ý

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.

3 điểm

2- Kĩ năng:

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Lưu ý: - Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.

Bài mẫu:

Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em thích nhất là mùa hè. Mùa hè bắt đầu từ tháng tư dương lịch trong năm khi hoa phượng nở. Mặt trời mùa hè chói chang, tỏa những tia nắng gay gắt, nóng bỏng làm cho không khí oi bức khó chịu. Cây cối trong vườn đâm hoa kết trái. Mùa hè là mùa trái ngon, quả ngọt. Học sinh chúng em được nghỉ ngơi theo gia đình về quê, ra biển tắm. Em rất yêu thích mùa hè được vui chơi thỏa thích.

3 điểm

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 gồm phần kiểm tra đọc và kiểm tra viết, với mục đích ôn tập lại kiến thức trong học kỳ 2 cho học sinh, giúp các em học sinh lớp 2 ôn tập bài bản nhất trước kì thi hết học kì 2 sắp tới.

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề toán lớp 2 học kỳ 2 hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...

Đề thi học kì 2 lớp 2 Tải nhiều

Đánh giá bài viết
20 15.568
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm