Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Tải nhiều

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô đánh giá chất lượng học tập cuối kì II, các em học sinh luyện tập kỹ năng đọc, viết, ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 3 đạt kết quả cao nhất.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Số 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Đề 1. Bài: Đối đáp với vua.

(Đọc đoạn 2: “Cao Bá Quát…dẫn cậu tới hỏi.” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 49)

Câu hỏi: Cao Bá Quát có mong muốn gì?

Đề 2. Bài: Hội vật.

(Đọc đoạn 2: “Ngay nhịp trống đầu…xem chừng chán ngắt.” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 58)
Câu hỏi: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?

Đề 3. Bài: Sự tích lễ hội Chử Đòng Tử.

(Đọc đoạn 1: “Đời Hùng Vương thứ 18…đành ở không.” – SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 65)

Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?

II. Đọc - Hiểu (6 điểm):

Cóc kiện Trời

1. Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.

2. Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.

Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo:

Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.

Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi.

Trời sai Chó ra bắt Cáo, Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức

Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.

3. Trời túng thế, đành mời Cóc vào, Cóc tâu:

- Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.

Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:

- Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại cò dặn thêm:

- Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khi phải lên đây ! Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.

Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.

Truyện cổ Việt Nam.

Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Cóc phải kiện Trời. (M1)

A. Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.

B. Nắng hạn lâu năm.

C. Chim muôn khát khô cả họng.

D. Cả ba ý trên.

Câu 2: (0,5 điểm) Đi cùng với Cóc lên kiện trời có mấy con vật? (M1)

A. Ba con vật.

B. Bốn con vật

C. Năm con vật.

D. Năm con vật

Câu 3: (0,5 điểm) Hãy kể tên các con vật cùng đi với Cóc? (M1)

A. Cóc, Gà, Cáo.

B. Mèo, Chó, Ong.

C. Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo.

D. Cua, Gấu, Cọp, Ong.

Câu 4: (1 điểm) Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen? (M3)

…………………………………………………………………………………………………..

Câu 5: (0,5 điểm) Cóc buộc trời phải cho mưa xuống trần gian. Thuộc mẫu câu nào dưới đây ? (M2)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: (0,5 điểm) Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa…Theo em tác giả đã sử dụng hình ảnh nào dưới đây? (M2)

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Không có hình ảnh nào.

D. Cả so sánh và nhân hóa.

Câu 7: (0,5 điểm) Tìm bộ phận trả lời cho cụm từ gạch chân dưới đây. (M2) Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp.

A. Bằng gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Để làm gì?

Câu 8: (1 điểm) Em đặt câu hỏi nào cho bộ phận câu in đậm? (M3)

Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu cho muôn loài.

…………………………………………………………………………………………………..

Câu 9: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. (M4)

Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đem đã bị thua.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm)

Nhà

Sắp đến mùa mưa bão, các loài chim thú trong ngoài vội vã lo chuyện xây nhà dựng cửa. Gấu, Cáo, Khỉ, Kỳ Đà, Kỳ Nhông, Chuột…, con thì chu vào hang đá, con thì tự đào cho mình cái hang sâu. Đại Bàng, Diều Hâu, Sáo Đá, Én, Cắt…làm tổ trên hốc núi cao. Đến Se Sẻ nhỏ bé hiền lành cũng biết chọn cho mình một chỗ ấm cúng.

Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Kể về một người lao động trí óc mà em biết. (Viết từ 7 đếm 10 câu).

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt 

A. Kiểm tra đọc (10 điểm )

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm).

+ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút) 1 điểm

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

+ Ngắt, nghỉ hơi, đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm

(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: không cho điểm)

II. Đọc - Hiểu (6 điểm): HS khoanh vào chữ trước các ý đúng:

Câu 1: A 0,5 điểm

Câu 2: C 0,5 điểm

Câu 3: C 0,5 điểm

Câu 4: Cóc có gan lớn, mưu trí, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời. 1 điểm

Câu 5: B 0,5 điểm

Câu 6: B 0,5 điểm

Câu 7: B 0,5 điểm

Câu 8: Ai cần làm mưa ngay để cứu cho muôn loài. 1 điểm

Câu 9: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây.

Tại thiếu hinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đem đã bị thua.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm)

• Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn -4 điểm.

• Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( âm đầu, vần, thanh ); không viết hoa đúng qui định, trừ 0,5 điểm.

• Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Người trí thức mà em biết là ông nội em. Ông em năm nay khoảng sáu mươi tư tuổi, ông làm nghề bác sĩ. Ông có dáng người cân đối với khuôn mặt vuông, nước da màu nâu trông rất đẹp. Ông là người rất nghiêm khắc. Khi ông đến bệnh viện, ông khoác chiếc áo trắng giản dị nhưng trông ông rất đẹp. Hằng ngày ông khám, chữa bệnh cho mọi người. Từ sáng đến tối, ông vẫn tận tụy với công việc của mình. Tất cả các bệnh nhân ông đều khám cẩn thận và hỏi han chu đáo. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và khỏe sau khi được ông điều trị. Với hàng xóm, nếu ai bị ốm đau ông đều nhiệt tình sang khám giúp không kể đêm hôm. Vì vậy mọi người luôn kính trọng và biết ơn ông. Mọi người luôn ca ngời ông là bác sĩ giỏi. Em rất yêu quý ông. Em mong ông luôn làm tốt công việc của ông.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Số 2

Môn Tiếng Việt - Lớp 3

(Thời gian 70 phút - Không kể thời gian giao đề)

I. Kiểm tra đọc

A. Đọc to: (4 điểm)

GV tự kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 19 đến 33 tại lớp. Đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi liên quan.

B. Đọc hiểu: (6 điểm – 30 phút)

Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra:

QUÊ HƯƠNG

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.

Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1)

A. Vùng thành phố náo nhiệt.

B. Vùng nông thôn trù phú.

C. Vùng biển thơ mộng.

Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2)

A. Đi chăn trâu cùng cái Tí.

B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào.

C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay.

Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3)

A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.

C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4)

A. Vì quê hương Thảo rất giàu có.

B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố.

C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3)

A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học

B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh

C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu

Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2)

A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi.

B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua.

C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu.

Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4)

Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Như thế nào?

Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói.... “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”(M3)

A. Dấu chấm

B. Dấu phẩy

C. Dấu hai chấm

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3)

II. Kiểm tra viết

A. Chính tả: (4 điểm)

Cây gạo

Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

B. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

  • Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33
  • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc

* Cách đánh giá, cho điểm:

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm

2. Đọc hiểu - LTVC (6 ĐIỂM)

Câu

Đáp án

Mức - Điểm

1

B

M1 - 0,5

2

C

M2 - 0,5

3

A

M3 - 0,5

4

C

M4 – 0,5

5

C

M3 - 0,5

6

B

M2 - 0,5

7

Học sinh đặt được câu có hình ảnh nhân hóa về cây cối

M4- 1

8

A

M2 - 0,5

9

C

M3 - 0,5

10

Đêm tối, thành phố như thế nào?

M3 - 1

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Đúng tốc, đúng chính tả: 2,5 điểm

- Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm

- Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: (6 điểm)

Yêu cầu:

  • Đảm bảo từ 7 đến 10 câu
  • Rõ bố cục 3 phần, đúng nội dung kể về một trận thi đấu thể thao
  • 5 - 6 điểm: Đủ bố cục gồm 3 phần, đúng nội dung. Diễn đạt mạch lạc. Thể hiện được cảm xúc của người viết. Không mắc lõi sai về dùng từ, diễn đạt.
  • 2 - 4 điểm: Kém thang điểm 4 - 5 điểm về thể hiện cảm xúc hoặc mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
  • Dưới 2 điểm: Đảm bảo yêu cầu, chọn lọc chi tiết còn sơ sài, lỗi điển hình về dùng từ, đạt câu.....
  • Tùy mức độ trừ điểm từ 0,5 đến 5 điểm
  • Lạc đề cho 1 điểm
  • 2 bài giống nhau hoàn toàn, không cho điểm.

Bài mẫu:

Trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển CLB Sông Lam Nghệ An và CLB Trung Quốc em vừa được chiếu trên VTV3 làm em nhớ mãi.

Bước vào hiệp đấu đầu tiên, hai đội tập trung thi đấu cao độ, từng đường bóng đẹp mắt được phô diễn, những pha chắn bóng hiệu quả của hai đội giúp duy trì điểm số, kết thúc hiệp đấu với tỉ số sát nút, đội tuyển Trung Quốc vươn lên dẫn trước. Bước sang hiệp hai, đội tuyển Việt Nam bình tĩnh hơn, cô Kim Huệ và Ngọc Hoa vào sân đã giúp đội ta có những pha tấn công chắc chắn hơn, đối thủ dù rất cố gắng nhưng không ngăn được những đường bóng đầy tính toán và dứt khoát của cô Kim Huệ. Hiệp hai thế trận hoàn toàn nghiêng về đội ta, hai đội hòa nhau và bước vào hiệp 3. Lần này đội tuyển Trung Quốc giành quyền phát bóng trước. Hai đội thi đấu rất thận trọng, quyết liệt, tranh nhau từng điểm một. Sau phút hội ý, Việt Nam thực hiện chiến thuật bỏ ngỏ thành công, liên tiếp lên điểm khiến đối thủ bất ngờ, bối rối. Cuối cùng bằng pha tấn công của cô Ngọc Hoa ở phía cánh phải giúp đội tuyển nước nhà giành điểm số quyết định.

Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng đầy thuyết phục trước đội tuyển Trung Quốc. Trận đấu đã mang lại niềm vui, sự tự hào cho khán giả trên sân và khán giả trên mọi miền đất nước về thành tích xuất sắc của những cô gái vàng Việt Nam.

Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều

Đánh giá bài viết
26 18.938
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời

    Xem thêm