Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử năm học 2019 - 2020 - Đề 3

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử năm học 2019 - 2020 - Đề 3 nằm trong bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử 7 năm 2020. Đề kiểm tra Sử 7 học kì 2 bao gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận, có đầy đủ đáp án cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao.

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập học kì lớp 7, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn. Đây là bộ tài liệu được biên soạn kĩ lưỡng, sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em ôn tập, chuẩn bị cho các bài thi quan trọng sắp tới.

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020

Đề thi Lịch sử 7 học kì 2

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn – Bình Định

B. An Khê – Gia Lai

C. An Lão – Bình Định

D. Đèo Măng Giang – Gia Lai

Câu 2: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

A. Sầm Nghi Đống

B. Hứa Thế Hanh

C. Tôn Sĩ Nghị

D. Càn Long

Câu 3: Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long ngày tháng năm nào?

A. Sáng mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789

B. Trưa mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789

C. Chiều mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789

D. Tối mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789

Câu 4: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?

A. Nguyễn Lữ

B. Nguyễn Nhạc

C. Nguyễn Huệ

D. Cả ba anh em Tây Sơn

Câu 5: Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?

A. Thăng Long

B. Phú Xuân

C. Bình Định

D. Thanh Hóa

Câu 6: Nguyễn Ánh chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Ngyễn, lấy niên hiệu là

A. Bắc Bình Vương

C. Thuận Thiên

B. Quang Trung

D. Gia Long

Câu 7: Đâu là nguyên nhân việc sửa đắp đê của triều Nguyễn gặp khó khăn?

A. Việc sửa đắp đê không được chú trọng, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến.

B. Sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng.

C. Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích đất canh tác.

D. Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền, nhưng không còn tác dụng phát triển nông nghiệp.

Câu 8: Dòng nào sau đây nhận xét đúng về sự phát triển của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ.

B. Thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước ta.

C. Phát triển đến dỉnh cao, tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du.

D. Phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến.

Câu 9: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

A. Phủ Quy Nhơn

B. Đà Nẵng

C. Gia Định

D. Phú Xuân

Câu 10: Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở nước ta

A. bị chế độ phong kiến ngăn cấm

B. không phát triển như trước

C. phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú

D. phát triển còn hạn chế với một số ít thể loại

Câu 11; Truyện Kiều là tác phẩm của

A. Nguyễn Văn Siêu

B. Cao Bá Quát

C. Hồ Xuân Hương

D. Nguyễn Du

Câu 12; Nội dung Truyện Kiều phản ánh

A. những bất công và tội ác của xã hội phong kiến

B. cái tôi của tác giả thông qua nhân vật

C. những điều tốt đẹp của chế độ phong kiến

D. một xã hội tốt đẹp mà nhân vật đang sống

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Nêu những nét chính về xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?

Câu 2: (2 điểm) Nhà Nguyễn đã lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

Câu 3: (2 điểm) Tại sao trong thế kỉ XVIII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị?

Câu 4: (2 điểm) Vì sao đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn khổ cực?

Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Sử 7

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

5

B

9

D

2

A

6

D

10

C

3

B

7

A

11

D

4

C

8

C

12

A

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Những nét chính về xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII:

- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng. Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.

- Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó” và khét tiếng tham nhũng.

- Nông dân bị địa chủ, cường hào lẫn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế, nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong,…

- Cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, bất bình, oán hận ngày càng dâng cao dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của chàng Lía.

0,25

0,25

0,25

0,25

2

Nhà Nguyễn đã lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

- 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, 1806 lên ngôi Hoàng đế

-Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ TW -> ĐP, 1815 ban hành luật Gia Long; Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.

- Quan tâm và củng cố quân đội.

- Ngoại giao:

+ Đóng cửa không tiếp xúc với các nước phương Tây

+ Thần phục nhà Thanh.

2

3

Nguyên nhân xuất hiện một số thành thị ởnước ta vào thế kỉ XVII:

- Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), các làng làm đường mía ở Quảng Nam,...

- Các nghề thủ công phát triển nên việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá, việc buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh. Xuất hiện một số đô thị, ngoài Thăng Long, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến, Đàng Trong có Thanh Hà, Hội An, Gia Định.

1

1

4

Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn khổ cực:

- Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất

- Quan lại tham nhũng

- Tô thuế nặng nề

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi

2

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử năm học 2019 - 2020 - Đề 3. Các bạn có thể tham khảo thêm giải bài tập Lịch sử 7, tập bản đồ Lịch sử 7,.... được VnDoc biên soạn kỹ lưỡng, chi tiết hỗ trợ chương trình học lớp 7.

Đánh giá bài viết
1 1.308
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch Sử

    Xem thêm