Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì II lớp 11 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề thi môn Công nghệ có đáp án dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, hệ thống kiến thức, ôn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì 2 môn Toán sắp tới hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm học 2014-2015 trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận

Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 11 năm học 2014-2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu năm học 2015 - 2016

Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

Bộ môn: Công Nghệ 11

(Đề 1)

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2015 – 2016

THỜI GIAN 45’

A. Trắc Nghiệm. (3 điểm)

Hãy điền đáp án đúng nhất ứng với mỗi câu vào bảng sau.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

Câu 1: Khi nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn cho phép, dầu sẽ đi theo hướng nào sau đây?

A. CácteBầu lọc dầuVan khống chế dầuMạch dầuCác bề mặt masátCácte.

B. CácteBơm dầuBầu lọc dầuVan khống chế dầuMạch dầuCác bề mặt masátCácte.

C. CácteBơm dầuVan antoànCácte.

D. CácteBơm dầuBầu lọc dầuKét làm mát dầuMạch dầuCác bề mặt ma sátCácte

Câu 2: Tìm đáp án đúng về tỉ số nén của 2 động cơ Xăng và đông cơ Điezen:

A. Đ = 15-21; X = 6-10 B. Đ = 14-20; X = 5-10

C. Đ = 16-21; X = 6-10 D. Đ = 17-21; X = 6-9

Câu 3: Ở động cơ dùng bộ chế hòa khí, lượng hòa khí đi vào xilanh được điều chỉnh bằng cách tăng giảm độ mở của:

A. Van kim ở bầu phao. B. Vòi phun. C. Bướm gió. D. Bướm ga.

Câu 4: Cơ cấu, hệ thống nào sau đây làm nhiệm vụ đóng, mở các cửa thải, nạp đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài

A. Hệ thống bơm dầu B. Cơ cấu phân phối khí

C. Cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền D. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí

Câu 5: Khi áp suất trong mạch dầu của hệ thống bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động.

A. Van khống chế lượng dầu qua két. B. Không có van nào.

C. Van hằng nhiệt. D. Van an toàn.

Câu 6: Tượng là sản phẩm của công nghệ chế tạo bằng phương pháp gia công nào?

A. Áp lực B. Đúc C. Hàn D. Cắt gọt

Câu 7: Động cơ 2 kỳ khi hoạt động sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu ở giai đoạn nào?

A. Trong quá trình quét khí cháy, bị lọt khí ra ngoài B. Nén và cháy

C. Nén và cháy, quét thải khí D. Cháy dãn nở

Câu 8: Chọn đáp án Sai:

A. Nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pittông.

B. Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là đóng mở các cửa nạp, thải đúng lúc.

C. Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là giữ cho nhiệt độ các chi tiết vượt quá giới hạn cho phép.

D. Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của động cơ.

Câu 9: Trong động cơ xăng 2 kì, không có chi tiết nào sau đây?

A. Xupap, Bugi B. Xupap, cò mổ

C. Bơm cao áp, Bugi D. Bugi, Cò mổ

Câu 10: Động cơ xăng 2 kì tổn hao nhiên liệu hơn động cơ xăng 4 kỳ là do?

A. Chạy xăng pha dầu nhớt B. Không có các ống Xupap

C. Có hòa khí thoát ra ngoài D. Công suất lớn hơn.

Câu 11: Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn.

A. Van an toàn B. Van hằng nhiệt C. Van khống chế D. Van trượt

Câu 12: Phần dẫn hướng cho pittong là phần.

A. Đỉnh pittong B. Đầu pittong C. Thân pittong D. Chốt Pittong

B. Tự Luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không? Tại sao?

Câu 2: (3 điểm). Nêu các phương pháp khởi động động cơ? Nêu ưu điểm và nhược điểm của hệ thống khởi động bằng động cơ điện?

Câu 3: (3 điểm). Nêu vai trò và vị trí của động cơ đốt trong? Lấy ví dụ về ứng dụng của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống (lấy tối thiểu 10 ví dụ)?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11

A. Trắc nghiệm. (3 điểm)

(Đề 1)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

D

B

D

B

A

A

B

C

A

C

B. Tự luận (7 điểm).

Câu 1

  • Không nên tháo yếm xe máy ra khi động cơ làm việc
  • Vì yếm xe có tác dụng như là bản hướng gió, khi xe chạy luồng gió sẽ được tập trung đi qua động cơ nên động cơ được làm mát tốt hơn

Câu 2

  • Có 4 phương pháp khởi động động cơ.
    • Khởi động bằng tay: Dùng sức người để khởi động động cơ (dùng tay quay, dây giật hoặc bàn đạp). Dùng cho động cơ công suất nhỏ.
    • Khởi động bằng động cơ điện: Dùng động cơ điện một chiểu khởi động động cơ. Dùng cho động cơ công suất nhỏ và trung bình.
    • Khởi động bằng động cơ phụ: Dùng động cơ xăng cỡ nhỏ để khởi động động cơ chính, Dùng khởi động động cơ Điezen cỡ trung bình.
    • Khởi động bằng khí nén: Đưa khí nén vào xilanh để làm quay trục khuỷu. Dùng khởi động động cơ diezen cỡ trung bình và cỡ lớn.
  • Ưu và nhược điểm của khởi động bằng động cơ điện.
    • Ưu điểm: dễ khởi động, an toàn, sử dụng nguồn một chiều không phụ thuộc vào nguồn xoay chiều, thuận tiện cho bất cứ đâu.
    • Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, dễ hỏng phần điện.

Câu 3

  • Vai trò của động cơ đốt trong.
    • Là nguồn động lực được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự...
    • Là nguồn động lực cho các phương tiện, thiết bị khi cần di chuyển linh hoạt trong một phạm vi rộng với khoảng cách khá lớn trong quá trình làm việc như máy bay, ô tô, tàu hỏa...
  • Vị trí của động cơ đốt trong.
    • Có vị trí rất quan trọng vì: Tổng công suất do động cơ đốt trong tạo ra chiếm 90% về công suất, thiết bị động lực do mọi nguồn năng lượng tạo ra như nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời...
    • Là bộ phận quan trọng của ngành cơ khí và nền kinh tế quốc dân.
  • Ví dụ về ứng dụng của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống.
    • Xe máy, ô tô, xe lu, máy xúc, máy bay, tàu thủy, máy gặt, máy phát điện, máy cày, máy xay sát,...
Đánh giá bài viết
24 20.612
Sắp xếp theo

Môn khác lớp 11

Xem thêm