Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra học kì II môn GDCD lớp 10 có đáp án, dành cho các bạn tham khảo, ôn tập cho kì thi cuối năm lớp 10, chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra định kì sắp tới.

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
MÔN GDCD – KHỐI 10
Ngày thi: 24/04/2017
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (4 điểm)

a. Hôn nhân là gì? Em trình bày chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?

b. Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng ký kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống nay không? Vì sao?

Câu 2: (3 điểm)

a. Nhân phẩm là gì? Cho ví dụ minh họa? Người như thế nào là người có nhân phẩm?

b. Theo em, nhân phẩm của một người học sinh là gì?

Câu 3: (3 điểm)

a. Nhân nghĩa là gì? Em hãy phân tích truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam?

b. Em hãy kể tên các hoạt động thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam?

-------------------HẾT-------------------

Họ và tên:............................................................SBD...........................

Đáp án đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10

CÂU 1: (4 điểm)

a. Hs trình bày được:

  • Khái niệm hôn nhân là gì (0,5 điểm)
    • Khái niệm: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn đúng với quy định của pháp luật.
  • Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay (2 điểm)
    • Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ:
      • Tự nguyên trong hôn nhân là cá nhân được tụ do kết hôn theo quy định của pháp luật.
      • Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý tức là phải được đăng ký kết hôn.
      • Hôn nhân tự nguyên và tiến bộ còn được thể hiện ở việc được tự do ly hôn.
    • Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
      • Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính
      • Vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong đời sống gia đình, phải tôn trọng ý kiến, nhân phẩm, danh dự của nhau...

b. Hs đưa ra quan điểm và cách lý giải của mình về cách sống thử. (1,5 điểm)

  • Không đồng tình với cách sống thử trước hôn nhân.
  • Vì: Sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng. Trong trường hợp này họ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là gia đình, vợ, chồng. Lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.

CÂU 2: (3 điểm)

Hs nêu được:

  • Khái niệm và ví dụ nhân phẩm (1 điểm)
    • Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm làm nên giá trị làm người của mỗi con người.
    • Ví dụ:
      • Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
      • Lòng yêu nước của người Việt Nam.
  • Người như thế nào là người có nhân phẩm (1 điểm)
    • Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng.
    • Người thiếu hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ.
    • Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
  • Hs phân tích được nhân phẩm của một người học sinh là:
    • Đáp án mở.
      • Ví dụ
        • Chăm ngoan học giỏi.
        • Lễ phép với thầy cô, cha mẹ, người lớn.
        • Thông minh sáng tạo,
        • Biết sống yêu thương, giúp đỡ nhau...

CÂU 3: (3 điểm)

Hs nêu đúng:

* Khái niệm nhân nghĩa (1 điểm).

  • Nhân là lòng thương người.
  • Nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội.

Như vậy, nhân nghĩa là lòng yêu thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

Hs phân tích đươc

* 3 biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta (1,5 điểm)

  1. Nhân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn đời cho đến nay và ngày càng được duy trì và phát triển.
  2. Nhân nghĩa trước hết là ở lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
  3. Nhân nghĩa đó là lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người có lỗi biết hối cải, đối xử khoan dung độ lượng với tất cả mọi người

b. Hs kể tên các hoạt động thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta (0,5 điểm)

  • Đáp án mở.
  • Ví dụ
    • Đền ơn đáp nghĩa.
    • Uống nước nhớ nguồn.
    • Mùa hè xanh.
Đánh giá bài viết
1 4.720
Sắp xếp theo

Môn khác lớp 10

Xem thêm