Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Thanh Sơn, Định Quán năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Thanh Sơn, Định Quán năm 2014 - 2015 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 trường THCS Biên Giới, Châu Thành năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Địa lý lớp 6 trường THCS Lê Hồng Phong, Cư M'Gar năm 2015 - 2016

PHÒNG GD – ĐT ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG THCS - THANH SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2014-2015)
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian : 90 phút

I: TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn những chữ cái đúng nhất.

Câu 1. Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện. B. Chị Cốc. C. Dế Mèn. D. Dế Choắt.

Câu 2. Nét độc đáo của cảnh vật trong "Sông nước Cà Mau" là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít. B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ.

C. Chợ nổi trên sông. D. Kết hợp cả A, B và C.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích "Vượt thác" và "Sông nước Cà Mau" là:

A. tả cảnh sông nước. B. tả người lao động.

C. tả cảnh sông nước miền Trung. D. tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

Khoanh tròn những chữ cái đúng

Câu 4: Trong văn miêu tả, thao tác nào là cần thiết?

A. Quan sát B. Liên tưởng C. Thuật việc D. Ta cảnh

Câu 5: Câu văn: "Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ" sử dụng loại so sánh nào?

A. Người với người. B. Vật với người.

C. Vật với vật. D. Cái cụ thể với cái trừu tượng.

Câu 6: Dòng nào là vị ngữ của câu: "Tre là cánh tay của người nộng dân"?

A. là. B. là cánh tay.

C. cánh tay của người nông dân. D. là cánh tay của người nông dân.

Câu 7: Câu "Tre là cánh tay của người nộng dân"?là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?

A. Câu định nghĩa. B. Câu giới thiệu. C. Câu đánh giá. D. Câu miêu tả.

Câu 8: Trong câu văn. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ; B Nhân hóa; C So sánh; D Hoán dụ

Câu 9 Thái độ của người anh khi tài năng của em gái đươc bộc lộ

A. Ngạc nhiên, vui vẻ B. Buồn vui, xúc động C. Buồn bã D. Đố kỵ

Câu 10: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.

B. Em bị ốm không đến lớp học được.

C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2đ) Thế nào là nhân hóa? Nêu tác dụng của nhân hóa? Lấy ví dụ

Câu 2: (5đ) Hãy tả khung cảnh quê hương em vào một buổi sáng đầu xuân.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu12345678910
Đáp áncaaa,bccdbc, da

II/ TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người: Làm cho thế giới loại vật, cây cối , đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. (2,0đ)

Câu 2:

Yêu cầu chung:

1. Về kiến thức:

  • Biết cách làm bài văn miêu tả: Miêu tả cảnh thiên nhiên (Có thể kết hợp với sinh hoạt)
  • Bố cục hợp lý rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc không mác lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Về nội dung: lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu, sắp xếp các hình ảnh một cách hợp lý, có sự so sánh liên tưởng, tưởng tượng nhận xét .... phù hợp với bài viết

Mở bài:

Mức độ tối đa: (0,5đ)

  • Giới thiệu không gian, thời gian, địa điểm (Quê hương buổi sáng đầu xuân)
  • Có sáng tạo trong cách giới thiệu

Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách diễn đạt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. (0,25đ)

Không đạt: Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có phần mở bài.

Thân bài:

Mức độ tối đa: Miêu tả cảnh thiên nhiên (Có thể kết hợp cảnh sinh hoạt của con người) theo một trình tự hợp lý, chú trong miêu tả các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân có thể là mưa xuân lất phất, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đào, hoa mai... đua nhau khoe sắc, tỏa hương... chim chóc véo von trên cành, tre em khoe áo mới, mọi người đi chúc tết. (4,0đ)

Mức chưa tối đa: Hs trình bày được những ý cơ bản nêu trên nhưng chưa hay và chưa sâu sắc, còn mắc lỗi chính tả. (0,25 - 3,75đ)

Không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức hoăc không có phần thân bài.

Kết bài: Mức độ tối đa: (0,5đ)

  • Bày tỏ cảm xúc suy nghĩ.
  • Diễn đạt mạch lạc.

Mức chưa tối đa: Nêu cảm nghĩ còn sơ sài, chưa sâu sắc (0,25đ)

Không đạt: Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có phần kết bài.

Đánh giá bài viết
6 1.114
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm