Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 - 2016 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang là đề thi thử học kì 2 lớp 8 môn văn có đáp án. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 trường THCS An Nhơn, TP Hồ Chí Minh

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm 2014 - 2015

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẠI THÀNH
KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài 90 phút (không kể giao đề)
(Đề gồm: 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) Chỉ ra hành động nói trong mỗi câu văn sau:

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở(1). Các khanh nghĩ thế nào?(2)

(Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn)

b) Đặt một câu trần thuật có chức năng cầu khiến.

Câu 2 (3,0 điểm):

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Theo Ngữ văn 8, tập hai)

a) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cách dùng từ "sang" trong câu thơ trên.

Câu 3 (5,0 điểm):

Tự hào về quê hương, chúng ta tự hào về những di tích, những ngôi đình, chùa.... gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương.

Bằng niềm tự hào đó, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một di tích lịch sử, văn hóa hoặc đình, chùa... ở địa phương em trong dịp lễ hội đầu xuân. (Có thể chọn trong xã, huyện, tỉnh)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Câu 1:

a) * Mức tối đa (1,0đ)

Câu (1): Hành động trình bày (0,5đ)

Câu (2): Hành động hỏi (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Xác định đúng hành động nói trong 1 câu. (0,5đ)

* Mức không đạt: Sai hoàn toàn hoặc không làm bài (0đ)

b) * Mức tối đa

  • Đặt câu trần thuật hoàn chỉnh về nội dung và hình thức (0,5đ)
  • Nội dung câu trần thuật đó có chức năng cầu khiến hợp lí (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Đặt câu chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức; câu không thực hiện chức năng cầu khiến hoặc có chức năng cầu khiến hợp lí song chưa hợp lí. (0,25- 0,75đ)

* Mức không đạt: Sai hoàn toàn hoặc không làm bài (0đ)

Câu 2:

a) * Mức tối đa. HS cần nêu được:

  • Bài thơ: "Tức cảnh Pác Bó" (0,25đ)
  • Tác giả: Hồ Chí Minh (0,25đ)
  • Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1941, Bác Hồ trở về nước tham gia hoạt động cách mạng tại Cao Bằng trong hoàn cảnh hết sức gian khổ. (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Chưa đúng hoàn toàn 3 ý trên (0,25 - 0,75đ)

* Mức không đạt: Sai hoàn toàn hoặc không làm bài (0đ)

b) Về hình thức:

* Mức tối đa (0,5đ)

  • HS trình bày thành một đoạn văn.
  • Dùng từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp.
  • Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

* Mức chưa tối đa: HS biết trình bày thành đoạn văn tuy nhiên còn mắc lỗi. (0,25đ)

* Mức không đạt: trình bày yếu, chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.

Về nội dung:

* Mức tối đa: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng cần làm nổi bật những ý sau:

Sang: có nghĩa là sang trọng, giàu có. (0,25đ)

Từ "sang" trong bài thơ có ý nghĩa là:

  • Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục. (0,25đ)
  • Cái sang trọng giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp, tự tin, thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất nước. (0,25đ)
  • Cái sang trọng, giàu có của người tự thấy mình hữu ích cho cách mạng cả trong gian khổ, thiếu thốn (0,25đ)

Qua đây thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng sự nghiệp cách mạng mà Người đeo đuổi. (0,25đ)

* Mức chưa tối đa: Chưa đúng hoàn toàn các ý trên

* Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không làm bài.

Câu 3:

Hình thức (0.5 điểm)

* Mức tối đa: Bài viết có bố cục 3 phần; liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả và trình bày cơ bản

* Mức chưa tối đa: Còn mắc lỗi diễn đạt và trình bày

* Mức không đạt:

Sáng tạo (0,5 điểm)

* Mức tối đa: Bài viết có sáng tạo trong cách quan sát, trình bày sự hiểu biết và bình luận khi thuyết minh; sáng tạo trong cách sử dụng phương pháp thuyết minh, cách dùng từ, diễn đạt ...

* Mức chưa tối đa: Có sáng tạo song chưa rõ nét

* Mức không đạt:

Mở bài (0,5 điểm)

* Mức tối đa: Giới thiệu rõ ràng, ấn tượng về di tích (hoặc đình/chùa) mà mình thuyết minh (Tên/địa chỉ)

* Mức chưa tối đa Giới thiệu chưa rõ ràng

* Mức không đạt: Giới thiệu sai hoàn toàn hoặc không mở bài

Thân bài (3,0 điểm)

* Mức tối đa: Bài viết có thể diễn đạt nhiều cách song cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Là một di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa.... ở địa phương (xã/huyện/tỉnh); thời điểm lễ hội đầu xuân
  • Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), địa điểm, khuôn viên, kiến trúc, cảnh quan, các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân (có thể giới thiệu thêm vào lễ hội chính nếu ở thời điểm khác) v.v....
  • Giới thiệu sự gắn bó của di tích lịch sử (hoặc đình/chùa...) trong đời sống của nhân dân địa phương; lòng tự hào của người viết ....
  • Bài viết kết hợp đưa số liệu, miêu tả, bình luận hợp lí dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy; lời văn chính xác, biểu cảm.

* Mức chưa tối đa: Bài viết còn sơ sài, chưa sâu sắc, chưa toàn diện

* Mức không đạt: Lạc đề hoặc không viết bài

Kết bài (0,5 điểm)

*Mức tối đa: Viết rõ ràng, ấn tượng, khẳng định được vị thế của di tích trong đời sống nhân dân địa phương và tình cảm của người viết, lời mời gọi/nhắn nhủ...

* Mức chưa tối đa: Viết còn sơ sài

* Mức không đạt: Không kết bài hoặc viết lạc đề

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 trường THCS TT Cái Nhum, Mang Thít năm 2015 - 2016

Đánh giá bài viết
1 4.361
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn

    Xem thêm