Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh

Trang 1/4 - Mã đề thi 132
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI HẾT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018
MÔN SINH HỌC LỚP 12
Ngày thi: 12-04-2018
Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Trong các dụ sau bao nhiêu dụ nói về sự biến động số lượng thể trong quần thể theo
chu kì ?
(1) Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,.. hằng năm.
(2) Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
(3) Trong mùa mùa đông sự tăng, giảm số lượng thể của các loài thực vật, nhiều loài côn
trùng, ếch nhái, cá, chim...
(4) Số lượng gà ở Bắc Ninh giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1.
(5) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấp áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(6) Những đợt rét đậm, sương muối ở miền Bắc làm chết nhiều trâu bò ...
(7) Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa.
(8) Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng.
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 2: Vào tháng 3 năm 2002, rừng tràm U Minh bị cháy, nhiều cây rừng và thú rừng bị thiêu rụi.
Đây là dạng biến động số lượng ?
A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm.
C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì năm.
Câu 3: Sự tăng dân số quá nhanh sẽ gây hậu quả gì?
A. Đô thị hoá nông thôn.
B. Không gây hậu quả gì.
C. Ngành công nghiệp thay thế dần ngành nông nghiệp.
D. Chất lượng môi trường giảm sút từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống
Câu 4: Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo biến động liên quan đến chuột lemmut theo
A. không theo chu kì B. chu kì ngày đêm. C. chu kì nhiều năm. D. chu kì mùa.
Câu 5: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
B. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định.
C. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
D. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
Câu 6: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ:
A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh
Câu 7: Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài ưu thế B. Loài đặc hữu. C. Loài ngẫu nhiên D. Loài thứ yếu
Câu 8: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng
này thể hiện ở mối quan hệ:
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ cùng loài.
C. cộng sinh. D. hỗ trợ khác loài.
Câu 9: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể ?
A. Khí hậu B. Lũ lụt
C. Nhiệt độ xuống quá thấp D. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
Câu 10: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, có các phát biểu sau:
(1) Khi mật độ giảm tới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa.
(2) Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
(3) Mật độ thể của quần thể số lượng thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc
diện tích.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132
(4) Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc tùy theo điều kiện môi trường.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi
enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:
A. hội sinh B. cộng sinh C. hợp tác D. kí sinh
Câu 12: Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì sự kiện nào sau đây thường không xảy ra?
A. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
B. Mật độ cá thể cao nhất.
C. Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gỡ giữa đực và cái tăng.
D. Khả năng lây lan của dịch bệnh cao.
u 13: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tỉ lệ đực/cái của các loài luôn là 1/1.
B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
D. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J
Câu 14: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
B. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
C. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
Câu 15: Khoảng thời gian sống thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc thể được sinh ra cho đến khi
nó chết do già được gọi là:
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí. C. tuổi quần thể. D. tuổi trung bình.
Câu 16: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh là
ứng dụng của :
A. quan hệ cạnh tranh giữa các loài. B. hiện tượng khống chế sinh học.
C. quan hệ hỗ trợ giữa các loài. D. quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Câu 17: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã , phát biểu nào sau đây không đúng
A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa
các loài và nâng cao mức độ sử dung nguồn sống của môi trường.
B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống
thuận lợi.
C. Trong rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở
động vật.
D. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
Câu 18: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
B. Những con cá sống trong một cái hồ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
Câu 19: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do:
A. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường.
B. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm.
C. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm.
D. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể
Câu 20: Một quần thể có kích thước ổn định khi:
A. mức độ sinh sản - mức độ tử vong = mức độ nhập cư + mức độ xuất cư
B. mức độ sinh sản - mức độ xuất cư = mức độ tử vong + mức độ xuất cư
C. mức độ sinh sản + mức độ tử vong = mức độ nhập cư + mc độ xuất cư
D. mức độ sinh sản + mức độ nhập cư = mức độ tử vong + mức độ xuất cư
Câu 21: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự nhập cư. D. sự xuất cư.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132
Câu 22: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 thể. Quần thể này
có t l sinh là 12%/năm, t l tử vong 8%/năm và t l xuất cư là 2%/năm. Sau mt năm, s lưng cá
thể trong quần thể đó được dự đoán là:
A. 11260. B. 11220. C. 11020. D. 11180.
Câu 23: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
C. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
D. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
Câu 24: Hiện tượng sống bầy đàn ở cá, sống bầy đàn ở chim là các ví dụ về mối quan hệ:
A. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần thể.
B. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần xã.
C. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần xã.
D. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 25: 200 thể gà, để những cá thể này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện
trong những điều kiện dưới đây:
(1) Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.
(2) Các cá thể gà này phải thuộc cùng một loài.
(3) Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.
(4) Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 26: Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau:
(1) Cá trắm cỏ trong ao. (2) Những con bướm cùng sống trong một cánh đồng cỏ.
(3) Bèo trên mặt ao. (4) Các cây ven hồ.
(5) Chuột chũi trong vườn Quốc gia. (6) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.
(7) Chim hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.
Có bao nhiêu tập hợp sinh vật trên được coi là quần thể ?
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5
Câu 27: Cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Cây phong lan và cây thân gỗ; (2) Chim mỏ đỏ và linh dương;
(3) Cá ép và cá lớn; (4) Cây tầm gửi và cây cây gỗ;
(5) Cây nắp ấm và ruồi, muỗi; (6) Hải quỳ và cua.
Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ khác loài ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 28: Ý có nội dung không đúng khi nói về các giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể sinh vật:
A. Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác. Những cá thể còn
lại thích nghi dần với điều kiện sống.
B. giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần hình
thành quẩn thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
C. đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không
thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác.
D. giữa các cá thể cùng loài gắn bó với nhau về các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần
thể không ổn định, không thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nông nghiệp, trồng cây nhãn và nuôi ong lấy mật đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.
(2) Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh cây hoa màu với các cây họ đậu.
(3) Mô hình "Trồng rau sạch trong thùng xốp có đất" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.
(4) Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong
nông nghiệp.
(5) Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thủy sản người ta thường
nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
(6) Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện phát sinh học không gây ô nhiễm
môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Số phát biểu có nội dung đúng là:

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh, với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi có 4 phương án để lựa chọn, trong đó chỉ có duy nhất một phương án chính xác, thí sinh làm bài trong khoảng thời gian 90 phút, đề thi có đáp án.

⇒ Làm Trắc nghiệm Online: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018 trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh họcVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
5 1.965
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm