Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, mời các bạn tham khảo.

Bài tập liên kết gen và hoán vị gen

273 bài tập trắc nghiệm Sinh học 12

Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 theo từng chương trình

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 45 phút;

Mã đề thi 132

Câu 1: Cho biết No là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (to), Nt là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?

A. Nt = No + B - D - I – E B. Nt = No + B - D - I + E
C. Nt = No + B - D + I – E D. Nt = No - B + D + I – E

Câu 2: Loài là gì?

A. Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
B. Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể khác loài có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
C. Loài là một nhóm sinh vật gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
D. Loài là một quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

Câu 3: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:

A. (1) và (4). B. (2) và (4) C. (2) và (5) D. (1) và (3).

Câu 4: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
B. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
C. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

Câu 5: Quần thể là gì?

A. Quần thể là một nhóm cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới.
B. Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới.
C. Quần thể là một nhóm cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, không có khả năng sinh sản.
D. Quần thể là một nhóm cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra những thế hệ mới.

Câu 6: Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa khi mọc cùng nhau thể hiện mối quan hệ

A. hỗ trợ cùng loài B. hỗ trợ khác loài
C. cộng sinh D. cạnh tranh cùng loài

Câu 7: Nếu nguồn sống không giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. đường cong chữ S. B. giảm dần đều.
C. đường cong chữ J. D. tăng dần đều.

Câu 8: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

Câu 9: Đặc điểm phân bố đồng đều cá thể của quần thể là:

A. thường gặp khi điều kiện môi trường không đồng nhất và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể?
B. thường gặp khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. thường gặp khi điều kiện môi trường không đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. thường gặp khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 10: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Vi khuẩn B. Cá rô phi C. Cây lúa D. Độ ẩm đất

Câu 11: Để duy trì và phát triển thì quần thể phải có số lượng cá thể đạt:

A. kích thước tối thiểu của quần thể B. mật độ của quần thể
C. kích thước trung bình của quần thể D. kích thước tối đa của quần thể

Câu 12: Đặc điểm nổi bật nhất của hoa thụ phấn nhờ côn trùng là:

A. Kích thước hoa nhỏ B. Màu sắc sặc sỡ
C. Hoa lưỡng tính D. Hoa ở ngọn cây

Câu 13: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Giới hạn sinh thái của cá chép là:

A. 20 đến 350C B. 250 đến 440C C. Từ 20C đến 440C D. 250 đến 350C

Câu 14: Nhân tố nào sau đây không là nhân tố tiến hóa?

A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối ngẫu nhiên
C. Đột biến D. Di nhập gen

Câu 15: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể:

A. tương đối ổn định. B. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. luôn thay đổi. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Câu 16: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là:

A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).

Câu 17: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

A. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Câu 18: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là:

A. ổ sinh thái. B. sinh cảnh. C. môi trường sống. D. giới hạn sinh thái

Câu 19: Đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể?

A. Tỉ lệ đực cái B. Mật độ C. Cấu trúc tuổi D. Độ đa dạng loài

Câu 20: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?

A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.
C. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
D. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12

1. C

2. A

3. C

4. D

5. B

6. A

7. C

8. C

9. D

10. D

11. A

12. B

13. C

14. B

15. B

16. D

17. D

18. D

19. D

20. A

21. B

22. A

23. A

24. D

25. B

26. C

27. D

28. C

29. A

30. B

Đánh giá bài viết
1 3.776
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh Học

    Xem thêm