Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Nhuận Phú Tân, Bến Tre năm 2017 - 2018

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Nhuận Phú Tân, Bến Tre năm 2017 - 2018 bao gồm 2 đề thi kèm đáp án và bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22 kèm theo và cấu trúc đề với nội dung bám sát chương trình học giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối năm đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Thứ……...ngày…......tháng 5 năm 2018

Trường Tiểu học Nhuận Phú Tân 2

KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC

Năm học: 2017 – 2018

Môn: Tiếng Việt 5

Thời gian: ... phút

Đề A: Đọc thầm bài

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng

1/ Bài: Một vụ đắm tàu. Đọc đoạn “Trên chiếc tàu thủy….băng cho bạn”

Trả lời câu hỏi: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (trang108)

……………………………………………………………………………………………

2/ Bài: Con gái. Đọc đoạn “Mẹ phải nghỉ ở nhà….Thật hú vía”. (trang112).

Trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

……………………………………………………………………………………………..

3/ Bài: Tà áo dài Việt Nam. Đọc đoạn “ Áo dài phụ nữ….hiện đại trẻ trung” (trang 122)

Trả lời câu hỏi: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

…………………………………………………………………………………………….

4/ Bài: Công việc đầu tiên. Đọc đoạn “ Tôi rảo bước…hẳn nghe anh” (trang 127)

Trả lời câu hỏi:Vì sao chị Út muốn được thoát li?

…………………………………………………………………………………………….

5/ Bài: Bầm ơi. Đọc cả bài” (trang 130)

Trả lời câu hỏi: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết sâu nặng?

……………………………………………………………………………………………..

6/ Bài: Út vịnh. Đọc đoạn “ Nhà Út Vịnh… chơi dại như vậy nữa” (trang 136)

Trả lời câu hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?

……………………………………………………………………………………………..

7/ Bài: Những cánh buồm. Đọc đoạn “ Hai cha con….để con đi” (Trang 140)

Trả lời câu hỏi: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?

……………………………………………………………………………………………..

8/ Bài: Sang năm con lên bảy. Đọc cả bài” (trang149)

Trả lời câu hỏi: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?

……………………………………………………………………………………………

9/ Bài: Lớp học trên đường. Đọc đoạn “Cụ Vi-ta-li…..thầy tôi đọc lên” (Trang 153)

Trả lời câu hỏi: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?

………………………………………………………………………………………………

10/ Bài: Nếu trái đất thiếu trẻ con. Đọc đoạn “Tôi và anh …những đứa trẻ lớn hơn”(trang 68)

Trả lời câu hỏi: Nhân vật tôi và nhân vật anh trong bài là ai?

Chuyện nhỏ trên hè phố

Trưa ấy, tôi gửi xe đạp bên cạnh Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng. Khu vực gửi xe được quy định sẵn, nhưng một người coi xe muốn chiếm chỗ rộng hơn bèn đóng một cái cọc sắt xuống mặt vỉa hè phẳng phiu để chăng thêm dây. Giá như không có tiếng nói của một cậu bé, có lẽ tôi cũng bỏ qua cái chuyện vặt ấy. Nhưng tôi đã phải chú ý. Một cậu bé khuôn mặt sáng sủa, vai đeo cặp, dừng lại nói với người coi xe:

- Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè?

Người coi xe phớt lờ câu nói của cậu bé, tiếp tục nện búa chan chát. Mặt hè đang nhẵn nhụi, bỗng bị một lỗ thủng to bằng miệng bát ăn cơm. Từ lỗ thủng đó, ai mà biết được rồi sau sẽ phá to đến đâu.

Cậu bé tiếp tục, giọng ôn tồn:

- Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè!

Người coi xe trừng mắt nhìn cậu bé:

- Việc gì đến chú mầy ?

Một bà trong nhóm coi xe tiến lại, trịnh trọng:

- Chúng tôi coi xe ở đây, chúng tôi được phép làm thế.

- Không ai được phép làm như vậy! - Cậu bé dõng dạc, quả quyết.

- Nhóc con, đi đi! - Gã thanh niên quát.

Mấy người lớn đi qua, vào lấy xe hoặc gửi xe, có người biết chuyện nhưng không ai nói gì. Tuy vậy, cậu bé vẫn không chịu đi. Mắt cậu cứ nhìn dán vào cái lỗ thủng trên vỉa hè như để nghĩ ra cách gì đó. Đến lúc ấy, tôi không thể không lên tiếng:

- Cậu bé nói phải đấy. Anh không nên làm như thế.

Người coi xe vẻ cáu kỉnh, nhìn xung quanh một lượt, rồi anh ta cũng nhổ cái cọc, vứt “xoảng” một cái lên vỉa hè.

Thái độ kiên quyết của cậu bé đã ngăn được một hành vi có hại.

Theo Đào Ngọc Đệ

Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:

Câu 1. Vì sao người coi xe đóng cọc sắt xuống vỉa hè? (0,5 điểm)

A.Vì anh ta muốn chăng dây, chiếm chỗ giữ xe rộng hơn.

B.Vì anh ta muốn chăng dây.

C.Vì anh ta muốn sửa cho mặt vỉa hẻ phẳng phiu.

D.Vì anh ta ngăn người vào nhà hát.

Câu 2. Hậu quả của việc đóng cọc là gì? (0,5 điểm)

A. Mặt vỉa hè vỡ tan.

B. Mặt vỉa hè bị phá, rộng hẳn ra.

C. Mặt vỉa hè bị thủng một lỗ.

D. Mặt vỉa hè bị thủng một lỗ to bằng miệng bát ăn cơm.

Câu 3. Thấy anh coi xe đóng cọc làm hỏng vỉa hè, cậu bé nói gì? (0,5 điểm)

A. Anh chuyển bãi giữ xe ra khỏi chỗ khác đi.

B. Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè?

C. Ai cho phép anh đóng cọc trên vỉa hè.

D. Anh đóng cọc đẹp thật.

Câu 4. Khi anh coi xe vẫn nện búa, phớt lờ lời cậu bé, cậu đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Tiếp tục khuyên, ôn tồn: Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè!

B. Cậu bé bỏ đi.

C. Kiên quyết: Anh không được phá hoại vỉa hè!

D. Nhẹ nhàng: Anh làm vỡ vỉa hè sẽ bị phạt đấy.

Câu 5. Khi bị dọa và một bà coi xe nói họ được phép đóng cọc trên hè phố, thái độ của cậu bé thế nào? (0,5 điểm)

A. Cậu sợ chạy đi mất.

B. Cậu không sợ nhưng đứng im không đáp lại.

C. Cậu dõng dạc, quả quyết: Không ai được phép làm như vậy!

D. Cậu không sợ cứ đứng nhìn mọi người.

Câu 6. Ai lên tiếng ủng hộ cậu bé ngăn chặn hành vi của người coi xe? (0,5 điểm)

A. Chỉ có một bà coi xe ủng hộ cậu bé.

B. Chỉ có một người đàn ông gửi xe ủng hộ cậu bé.

C. Tất cả mọi người ở đó ủng hộ cậu bé.

D. không có ai ủng hộ cậu bé.

Câu 7. Nhờ hành động của cậu bé, câu chuyện kết thúc thế nào? (1 điểm)

………………………………………………………………….

Câu 8. Em hãy viết tác dụng của dấu phẩy trong câu “Chúng tôi coi xe ở đây, chúng tôi được phép làm thế.” (1 điểm)

……………………………………………………………………….

Câu 9. Tìm từ cùng nghĩa hoặc từ đồng nghĩa trong bài với từ: “phẳng phiu” (1 điểm)

…………………………………………………………………………..

Câu 10. Dấu hai chấm trong câu “Người coi xe trừng mắt nhìn cậu bé : -Việc gì đến chú mầy?” có tác dụng gì? (1 điểm)

......................................................................................

B/ Chính tả ( nghe- viết) 15 phút

Công việc đầu tiên

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo hồi kí của bà Nguyễn Thị Định

C/Tập làm văn (40 phút)

Đề bài: Tả người bạn thân học cùng lớp với em.

Tham khảo chi tiết đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 và bảng ma trận đề thi

 Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5

Đánh giá bài viết
13 4.948
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

Xem thêm