Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Dương Háo Học, Trà Vinh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 trường THPT Dương Háo Học, Trà Vinh năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì II lớp 12 môn Vật lý. Đề thi gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án kèm theo, giúp các bạn tự luyện tập và kiểm tra lại kiến thức, phục vụ cho thi học kì 2, ôn thi THPT Quốc gia môn Vật lý.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm học 2014-2015 trường PT DTNT tỉnh Bình Thuận

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015

TRƯỜNG THPT DƯƠNG HÁO HỌC

ĐỀ THI

KỲ THI HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2015-2016

Môn thi: VẬT LÝ 12

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi VL123

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?

A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính thì các tia ló ra ở mặt bên kia có góc lệch khác nhau so với phương ban đầu.

Câu 2: Sóng ánh sáng có đặc điểm

A. không truyền được trong chân không.

B. tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ.

C. là sóng dọc.

D. là sóng ngang hay sóng dọc tuỳ theo bước sóng dài hay ngắn.

Câu 3: Hiện tượng giao thoa ánh sáng được ứng dụng trong việc

A. đo vận tốc ánh sáng. B. đo chiết suất môi trường.

C. xác định bước sóng ánh sáng. D. khẳng định tính chất hạt của ánh sáng.

Câu 4: Công thức tính khoảng vân giao thoa là

Đề thi học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12

Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, bề rộng hai khe cách nhau 0,35 mm, từ hai khe đến màn là 1,5 m và ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng . Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng

A. 1,5 mm. B. 2 mm. C. 3 mm. D. 4 mm.

Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 0,9 m. Quan sát được hệ vân giao thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. 0,50.10-6 m. B. 0,55.10-6 m. C. 0,45.10-6 m. D. 0,60.10-6 m.

Câu 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ (λđ = 0,76μm) đến vân sáng bậc 1 màu tím (λt = 0,40 μm) cùng một phía của vân trung tâm là

A. 2,7 mm. B. 1,5 mm. C. 1,8 mm. D. 2,4 mm.

Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc

A. 4. B. 6. C. 2. D. 3.

Câu 9: Trong thí nghiệm Iâng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75μm. Khoảng cách giữa hai khe ℓà 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ℓà 2m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 màu đỏ và vân sáng bậc 3 màu tím ở cùng một bên so với vân trung tâm.

A. Δx = 7mm. B. Δx = 9mm. C. Δx = 11mm. D. Δx = 13mm.

Câu 10: Chọn câu đúng: Quang phổ liên tục

A. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng

B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng

C. do chất rắn, lỏng, khí có áp suất thấp khi bị nung nóng phát ra

D. là dãy màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.

B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi dưới áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.

C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.

D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối.

Câu 12: Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?

A. Tia Rơnghen. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia tử ngoại. D. Tia hồng ngoại.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.

B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.

D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.

Câu 14: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím.

B. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh và nước hấp thụ mạnh.

C. Tia tử ngoại có bản chất không phải là sóng điện từ.

D. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12

1.B

11.C

21.D

31.C

41.D

2.B

12.D

22.B

32.B

42.A

3.C

13.C

23.A

33.B

43.B

4.A

14.A

24.B

34.D

44.D

5C

15.A

25.B

35.B

45.A

6.D

16.C

26.A

36.A

46.A

7.D

17.A

27.C

37.D

47.C

8.D

18.C

28.A

38.D

48.B

9.A

19.A

29.C

39.C

49.C

10.D

20.B

30.B

40.D

50.D

Đánh giá bài viết
3 5.684
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Vật Lý

Xem thêm