Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Trung Giã, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Trung Giã, Hà Nội năm học 2015 - 2016. Tài liệu giúp các bạn học sinh ôn thi học sinh giỏi thuận tiện hơn trong quá trình ôn tập, ngoài ra còn giúp các bạn nâng cao kỹ năng giải đề. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 1)

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 2)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Châu Phú, An Giang năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 11
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (5,0 điểm)

Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta cuối thế kỷ X - XIII?

Câu 2: (5,0 điểm)

Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta ở Bắc kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873 - 1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?

Câu 3: (2,0 điểm)

Những nét chính về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Căm-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1938)?

Câu 4: (3,0 điểm)

Cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896)? Vì sao?

Câu 5: (5,0 điểm)

Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Tác động những hoạt động đó tới phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam? Tại sao phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XIX có sự xuất hiện của xu hướng bạo động và cải cách?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 11

Câu 1

  • Kẻ thù
    • Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX đã phải chống lại một kẻ thù mạnh là Thực dân Pháp, hơn ta về mọi mặt. 0,75
    • Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ X - XIII cũng phải chống lại kẻ thù mạnh như quân Tống, Mông - Nguyên song cùng trình độ phát triển. 0,75
  • Tiềm lực đất nước
    • Trước nguy cơ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được chính sách để củng cố sức nước, sức dân, cố kết nhân dân, hệ quả là đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. 1,0
    • Trước nguy cơ bị xâm lược, các vua nhà Lý, nhà Trần đã có các chính sách để đoàn kết nhân dân, đoàn kết nội bộ triều đình. 1,0
  • Đường lối kháng chiến
    • Khi Pháp xâm lược triều Nguyễn đã không đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, ngày càng xa rời đường lối đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc. 0,75
    • Trước các thế lực ngoại xâm triều Lý, triều Trần đã chủ động đề ra đường lối kháng chiến, phát huy truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc. 0,75

Câu 2

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1883.

  • Năm 1873 quân Pháp nổ sung đánh thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành ...Tại cửa ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên trưởng cơ, khoảng 100 binh lính của triều đình đã chiến đấu và hy sinh đến người cuối cùng. 0,75
  • Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh ở Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định .... quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp.... 0,5
  • 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874, triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất gây bất bình lớn trong nhân dân..... 0,5
  • 1882, quân Pháp nổ sung đánh thành Hà Nội, Tổng thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành.
  • Khi quân Pháp nổ sung tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc, khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương... 0,5
  • 19-5-1883, quân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng quân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, quân Pháp hoang mang lo sợ. Trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hòa hoãn. 0,75

2. Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi.

  • Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản. Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc chiến. 1,0
  • Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân tộc: Đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh. 1,0

Câu 3

  • Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách thống trị ở Đông Dương, mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc, phong trào chống Pháp của nhân dân lào và Căm-pu-chia có những bước tiến phát triển mạnh mẽ. 0,5
  • Trong những năm 20 của thế kỉ XX phong trào chống Pháp của nhân dân Lào diễn Ra sôi nổi với những cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam diễn ra trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX. 0,5
  • Ở Căm-pu-chia với phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ trong những năm 1925 - 1926 ở các tỉnh Pray-veng, Công-pông Chàm...từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Pháp. 0,5
  • Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Căm-pu-chia dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương có những bước phát triển: Những cơ sở bí mật của Đảng đã được thành lập, phong trào dân chủ 1936-1939. 0,5

Câu 4

1. Trong phong trào yêu nước Cần Vương (1885 – 1896), cuộc khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất. 0,5

2. Vì:

  • Lãnh đạo: Là một văn thân nổi tiếng Phan Đình Phùng, trợ thủ đắc lực là Cao Thắng trẻ tuổi và tài năng. 0,25
  • Tổ chức: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, quy củ, được chuẩn bị một cách chu đáo (căn cứ địa, vũ khí, lương thực, quân đội). 0,5
  • Quy mô: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một địa bàn rộng lớn, địa bàn hoạt động chính ở bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. 0,25
  • Lực lượng: Đông đảo, được tổ chức huấn luyện một cách chu đáo, được biên chế quy củ thành 15 quân thứ. Thời gian: Là cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian dài nhất (10 năm) trong phong trào Cần vương. 0,25
  • Quân sự: Nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo, chiến đấu dẻo dai và bền bỉ nhất với nhiều trận đánh tiêu biểu, gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề nhất. 0,25

Câu 5

1. Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX

  • Tiểu sử ... Chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc... 0,5
  • Tháng 5/1904, Phan Bội Châu đã thành lập Hội Duy Tân, thực hiện chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. 0,5
  • Từ năm 1905 đến năm 1908, ông tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản. 0,5
  • Tháng 6/1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam" 0,5
  • Việt Nam Quang phục hội đã nhiều lần cử người về nước trừ khử những tên đầu sỏ và tay sai đắc lực của thực dân.... Ngày 24-12-1913 Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở nhà tù Quảng Châu (Trung Quốc). Quảng Châu (Trung Quốc) 0,5

2. Tác động

  • Thức tỉnh các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam phát triển. 0,25
  • Đưa ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản về Việt Nam, góp phần tạo nên một phong trào đấu tranh mới trên cả nước. 0,25
  • Những hoạt động của Phan Bội Châu đã để lại những bài học kinh nghiệm cho những người yêu nước và cách mạng Việt Nam. (Liên hệ tới quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc). 0,5

3. Khái quát phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX: Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) thất bại. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914). Tư tưởng tư sản được du nhập vào nước ta. Tạo nên bước phát triển của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX với đặc điểm nổi bật là có sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách. 0,5

  • Do nhận thức khác nhau về dân tộc dân chủ: PBC là người đại diện xu hướng bạo động, PCT là đại diện xu hướng cải cách. 0,25
  • Do có sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản. 0,25
  • Do có sự khác nhau về truyền thống gia đình, quê hương của người đại diện và đề xướng hai xu hướng. 0,25
  • Do mức độ tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đến người đại diện và đề xướng hai xu hướng có sự khác nhau. 0,25
Đánh giá bài viết
1 4.054
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 11

    Xem thêm