Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Vật lý bảng B (Năm học 2011 - 2012) - Có đáp án

Để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Vật lý bảng B (Năm học 2011 - 2012) - Có đáp án.

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẠC LIÊU
(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC: 2011 - 2012

MÔN THI: VẬT LÝ (BẢNG B)
Ngày thi: 05/11/2011
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------

Câu 1 (4 điểm):

Ba chiếc xe đồng thời xuất phát từ địa điểm A đi đến địa điểm B. Chúng chạy trên cùng một con đường, vận tốc mỗi xe đều không đổi. Vận tốc của xe thứ nhất là v1, của xe thứ hai là .

a. Tìm vận tốc của xe thứ ba bằng bao nhiêu lần vận tốc xe thứ nhất nếu xe thứ nhất đến B sớm hơn xe thứ hai một khoảng thời gian đúng bằng khoảng thời gian xe thứ hai đến sớm hơn xe thứ ba?

b. Tìm độ lớn vận tốc của xe thứ ba, thứ hai nếu v1 = 30 km/h?

Câu 2 (4 điểm):

Một lò xo OA có độ cứng K khối lượng không đáng kể. Đầu O được giữ cố định, đầu dưới được gắn vào 1 đĩa khối lượng M. Từ độ cao h so với vị trí cân bằng của đĩa, thả một chiếc vòng có khối lượng m bao quanh lò xo rơi không vận tốc ban đầu, không ma sát đến gắn chặt vào đĩa, rồi cả 2 cùng dao động điều hòa. Coi va chạm giữa vòng và đĩa là hoàn toàn không đàn hồi. Bỏ qua lực cản, viết phương trình dao động của hệ, chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương trục tọa độ.

Câu 3 (4 điểm):

Một Xy lanh kín hai đầu đặt thẳng đứng, bên trong có một Píttông cách nhiệt, chia Xylanh thành hai phần, mỗi phần chứa cùng một lượng khí ở cùng nhiệt độ T1 = 400K, áp suất P2 của phần phía dưới Píttông gấp 2 lần áp suất P1 của phần nằm trên Píttông. Cần nung nóng phần dưới Píttông lên thêm nhiệt độ T2 bằng bao nhiêu để thể tích trong hai phần Xylanh bằng nhau?

Câu 4 (4 điểm):

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R1 = R2 = 5Ω; R = 90 Ω; tụ điện có điện dung C = 2Fμ; Điện trở khóa K và các dây nối không đáng kể; hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch U = 90V không thay đổi. Biết rằng khi K ngắt và K đóng đèn đều sáng bình thường.

a. Tính điện trởcủa đèn.

b. Tính hiệu điện thế định mức của đèn.

c. Ban đầu K ngắt sau đó K đóng thì sau khoảng thời gian Δt = 10-3s tụ điện phóng hết điện tích. Tính cường độ dòng điện trung bình do tụ điện phóng ra chạy qua khóa K trong khoảng thời gian nói trên.

Câu 5 (4 điểm):

Một chùm sáng hội tụ hình nón chiếu tới một lỗ tròn trên một màn chắn M. Trục của chùm sáng đi qua tâm O của lỗ tròn và vuông góc với màn chắn. Phía sau màn chắn đặt một màn ảnh phẳng song song với màn chắn, cách màn chắn 60 cm, ta thu được một miền sáng tròn có đường kính bằng 1/3 đường kính lỗ tròn. Sau đó đặt vừa khít với lỗ tròn một thấu kính thì thấy vị trí, kích thước miền sáng tròn trên màn ảnh không thay đổi. Thấu kính trên là thấu kính gì? Tiêu cự của thấu kính bằng bao nhiêu?

Đánh giá bài viết
1 169
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm