Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 2)

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 11

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 2). Đề thi gồm 5 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 180 phút. Ở câu hỏi vẽ biểu đồ đề thi yêu cầu thí sinh vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Liên bang Nga thời kì 1999 - 2013. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 1)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 (Vòng 2)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015 (Vòng 1)

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Họ và tên:.......................
Số báo danh:..................

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
Khóa ngày 23/03/2016
Môn: ĐỊA LÍ
LỚP 11 THPT – VÒNG II
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Vì sao ở cực Bắc trong năm có thời gian ngày và đêm dài 24 giờ không bằng nhau?

b. Phân tích mối quan hệ giữa phân bố khí áp và phân bố mưa trên Trái Đất.

Câu 2 (1,5 điểm) Cho bảng số liệu:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI

(Đơn vị: người/km²)

Vùng

Mật độ dân số

Vùng

Mật độ dân số

Châu Á gió mùa

250

Đông Nam Mĩ

100

Đông Bắc Bắc Mĩ

60

Tây Phi

50

Châu Âu (trừ LB Nga)

100

Bắc Phi

49

(Nguồn UNICEF 2013)

a. Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa?

b. Nguyên nhân tập trung dân cư ở khu vực Châu Á gió mùa với khu vực Đông Bắc Bắc Mĩ có gì khác nhau?

Câu 3 (2,0 điểm)

a. Tại sao nói cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã làm cho khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

b. So sánh ngành ngoại thương Hoa Kì và Nhật Bản. Nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

Câu 4 (2,0 điểm)

a. Chứng minh rằng đặc điểm kinh tế - xã hội của Braxin vừa có biểu hiện của một nước phát triển vừa có biểu hiện của một nước đang phát triển.

b. Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia?

Câu 5 (2,5 điểm) Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA LIÊN BANG NGA THỜI KÌ 1999 - 2013

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1999

2005

2007

2013

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

78,3

386,3

600,6

866,1

Giá trị xuất khẩu

47,9

248,3

355,2

530,7

Giá trị nhập khẩu

30,4

138,0

245,4

335,4

(Nguồn CIA-2014)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Liên bang Nga thời kì 1999 - 2013.

b. Nhận xét và giải thích về cán cân xuất nhập khẩu của Liên bang Nga thời kì nói trên.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11

Câu 1

a/ Ở cực Bắc trong năm có thời gian ngày và đêm dài 24h không bằng nhau vì: 1,0

  • Thực tế ở cực Bắc có thời gian ngày dài 24h là 186 ngày, thời gian đêm dài 24h chỉ có 179 ngày. 0,25
  • Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip với trục nghiêng không đổi hướng: 0,25
    • Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9, do Trái Đất ở xa Mặt Trời chịu lực hút nhỏ hơn → Vận tốc chuyển động trên quỹ đạo giảm, thời gian chuyển động dài hơn, nên cực Bắc có số ngày dài 24h là 186 ngày. 0,25
    • Từ 23/9 đến 21/3 năm sau, vì Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn, chịu sức hút của Mặt Trời lớn → Vận tốc chuyển động nhanh hơn, thời gian chuyển động ngắn hơn, nên ở cực Bắc có đêm dài 24h chỉ là 179 ngày. 0,25

b. Phân tích mối quan hệ giữa phân bố khí áp và phân bố mưa trên Trái Đất. 1,0

* Khí áp ảnh hưởng đến phân bố mưa:

  • Áp thấp không khí chuyển động đi lên, hút gió từ nơi khác đến dễ gây mưa. 0,25
  • Áp cao thì không khí không bốc lên được, gió thổi đi, khó gây mưa. 0,25

* Trên Trái Đất khí áp phân bố thành những vành đai áp thấp, áp cao xen kẽ đã hình thành nên các đai mưa nhiều, mưa ít. 0,25

* Mưa cũng ảnh hưởng đến khí áp: Ở một địa phương những ngày mưa nhiều khí áp cao hơn những ngày không mưa. Cùng một vĩ độ nơi mưa nhiều khí áp cao hơn nơi mưa ít. 0,25

Câu 2

a/ Nguyên nhân dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa. 1,0

  • Tính chất sản xuất: Khu vực trồng lúa nước phát triển từ lâu. Hoạt động này vừa đòi hỏi tập trung lao động lại vừa có thể nuôi được nhiều người trên một đơn vị diện tích đất đai. 0,25
  • Lịch sử cư trú: Là những nơi cư dân cư trú ổn định từ hàng ngàn năm. 0,25
  • Điều kiện tự nhiên: Điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...). 0,25
  • Gia tăng dân số: phần lớn các quốc gia khu vực này luôn duy trì mức sinh khá cao đặc biệt trong thế kỷ 20. Ngoài ra, nguyên nhân khác: Nơi ít di cư, tập trung nhiều điều kiện hấp dẫn dân cư,... 0,25

b. Nguyên nhân tập trung dân cư ở khu vực Châu Á gió mùa với khu vực Đông Bắc Bắc Mĩ có những điểm khác nhau là: 0,5

  • Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Nam Á: Lịch sử cư trú lâu đời và hoạt động sản xuất lúa nước. 0,25
  • Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Bắc Bắc Mĩ: Lịch sử nhập cư và các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (đặc biệt công nghiệp). 0,25

Câu 3

a/ Cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại đã làm cho khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì: 0,75

  • Trong nền kinh tế nông nghiệp, vai trò của khoa học còn yếu, không đáng kể. Trong kinh tế công nghiệp vai trò của khoa học đối với phát triển kinh tế rất lớn. Khoảng ¾ mức tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển là dựa vào tiến bộ của khoa học và công nghệ. 0,25
  • Trước đây, khoa học chỉ tham gia vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra công nghệ, phương pháp sản xuất. Hiện nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghệ cao). 0,25
  • Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các khu công nghệ cao được thành lập để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho KH - CN, sản xuất nhập lại thành một. Phòng thí nghiệm đồng thời là nhà máy, nơi sản xuất ra các loại dược phẩm mới, các vi mạch, phần mềm,... 0,25

b. So sánh ngành ngoại thương Hoa Kì và Nhật Bản. Nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. 1,25

* So sánh ngoại thương NB và Hoa Kì.

  • Giống nhau: Tổng giá trị xuất nhập khẩu cao hàng đầu thế giới. Cơ cấu hàng hóa (Xuất khẩu: chủ yếu là sản phẩm công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Nhập khẩu: nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, thực phẩm). Bạn hàng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển, TQ... 0,25
  • Khác nhau:
    • Tổng giá trị XNK của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, Nhật Bản đứng thứ 4 thế giới. Cán cân XK: Hoa Kỳ chủ yếu nhập siêu, Nhật Bản chủ yếu xuất siêu. 0,25
    • Cơ cấu hàng hóa (Xuất khẩu: Hoa Kỳ còn XK nông sản lớn nhất thế giới. Nhật Bản nhập khẩu nhiều lương thực, thực phẩm). Bạn hàng: Ngoài các nước phát triển, Nhật Bản còn chú trọng bạn hàng là các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. 0,25

* Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản:

  • Thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1973, Việt Nam - Nhật Bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực: Y tế, giáo dục, văn hóa, KH- KT, môi trường, hỗ trợ vốn ODA,... 0,25
  • Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản: Nông sản, dầu thô, than đá, cao su tự nhiên, hàng may mặc, thủ công mĩ nghệ. Hàng NK của Việt Nam từ Nhật Bản: Máy móc, thiết bị, thuốc tân dược,... 0,25

Câu 4

a/ Chứng minh đặc điểm kinh tế - xã hội của Braxin vừa có biểu hiện của một nước phát triển vừa có biểu hiện của một nước đang phát triển. 1,5

* Biểu hiện của nước phát triển:

  • Kinh tế:
    • Cơ cấu kinh tế (Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm thấp nhất (77,7% và 5,1%); nền nông nghiệp đạt trình độ khá cao (có nhiều nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới). 0,25
    • Công nghiệp khá phát triển (phát triển cân đối cả CN nặng và CN nhẹ, một số ngành CN kĩ thuật cao như sản xuất ô tô, máy bay, sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm tới 61% tổng kim ngạch xuất khẩu); Là nước xuất siêu. 0,25
  • Về xã hội: Tỉ lệ dân thành thị cao (81%). 0,25

* Biểu hiện của nước đang phát triển:

  • Kinh tế: Nợ nước ngoài nhiều; cơ cấu hàng xuất nhập khẩu: xuất khẩu chủ yếu là nông sản, ngoài ra có giày dép; nhập khẩu: dầu thô, máy móc, thiết bị. 0,25
  • Xã hội:
    • Gia tăng dân số nhanh; mức sống của người dân nông thôn còn thấp. 0,25
    • Tỉ lệ thất nghiệp cao; đô thị hóa tự phát không gắn với công nghiệp hóa dẫn đến nhiều hệ quả xấu về xã hội và môi trường. 0,25

b. Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia. 0,5

  • Cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, xáo trộn việc quản lý xã hội. 0,25
  • Cản trở việc thu hút đầu tư và du lịch từ nước ngoài, ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình của khu vực. 0,25

Câu 5

a. Vẽ biểu đồ: 1,5

  • Xử lí số liệu: 0,5

Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga thời kì 1999 – 2013.

(đơn vị: %)

Năm

1999

2005

2007

2013

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

100,0

100,0

100,0

100,0

Giá trị xuất khẩu

61,2

62,3

59,1

61,3

Giá trị nhập khẩu

38,8

37,7

40,9

38,7

  • Vẽ biểu đồ miền. 1,0
  • Yêu cầu: Đảm bảo chính xác tỉ lệ, đơn vị, chú giải và tên biểu đồ (thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)

b. Nhận xét và giải thích về cán cân xuất nhập khẩu của Liên bang Nga thời kì nói trên. 1,0

  • Nhận xét:
    • Xử lý số liệu: 0,25

Cán cân xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga thời kì 1999 – 2013.

Năm

1999

2005

2007

2013

Cán cân xuất nhập khẩu

+ 17,5

+ 110,3

+ 109,8

+ 195,3

    • Giai đoạn 1999 - 2013 cán cân xuất nhập khẩu của LB Nga luôn dương và tăng nhanh (dẫn chứng) 0,25
  • Giải thích:
    • Do Nga thực hiện chiến lược kinh tế mới sau năm 2000 nên nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. 0,25
    • Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường nên thị trường xuất khẩu mở rộng. 0,25
Đánh giá bài viết
3 3.878
Sắp xếp theo

Thi học sinh giỏi lớp 11

Xem thêm