Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2013 - 2014 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ có đáp án kèm theo là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức để sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi HSG môn Sinh học lớp 9 huyện Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 huyện Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THUỶ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học: 2013-2014
Môn: Địa lý
Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang

Đề chính thức

Câu 1 (3,0 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

  • Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ Đông Nam Á?
  • Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với các nước nào?
  • Tên các nước ven Biển Đông?

b) Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.

Câu 2 (2,0 điểm)

Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta giai đoạn 1960-2007. Tại sao phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn?

Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.

b) Kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

c) Cho biết cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.

Câu 4 (5,0 điểm)

a) Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

c) Nêu ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Câu 5 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2010

(Đơn vị: triệu USD)

Năm1999200320072010
Giá trị xuất khẩu11541,420149,348561,472236,7
Giá trị nhập khẩu11742,125255,862764,784868,6
Tổng số23283,545405,1111326,1157105,3


a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.

c) Từ bảng số liệu trên hãy tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010. Tại sao trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Câu 1:

a) Vị trí của Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á.

Các nước tiếp giáp với nước ta trên đất liền.

Tên các nước ven Biển Đông.

Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. (0,5đ)

Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,25đ)

Các nước ven Biển Đông: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Singapo, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. (0,5đ)

(Nếu thiếu 1 nước thì không cho điểm tối đa)

b) Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.

Thuận lợi:

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. Đó là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh. (0,5đ)
  • Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng, vật nuôi cận nhiệt, ôn đới trên các vùng núi. (0,25đ)

Khó khăn:

  • Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. (0,5đ)
  • Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. (0,5đ)

Câu 2:

Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta giai đoạn 1960 - 2007:

  • Giai đoạn 1960 - 2007, dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng. (0,25đ)
    • Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (1960) lên 23,37 triệu người (2007), tăng gấp 4,9 lần. (0,25đ)
    • Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (1960) lên 61,80 triệu người (2007), tăng gấp 2,4 lần. (0,25đ)
  • Tốc độ tăng dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng dân số nông thôn. (0,25đ)

Giải thích phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn:

  • Trình độ phát triển kinh tế của nước ta thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. (0,25đ)
  • Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ. (0,5đ)
  • Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài. (0,25đ)

Câu 3:

a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.

Nhận xét: Giai đoạn 2000 - 2007:

  • Diện tích lúa giảm (giảm 459 nghìn ha) (0,25đ)
  • Sản lượng lúa tăng (tăng 3421 nghìn tấn) (0,25đ)

Giải thích:

  • Diện tích lúa giảm chủ yếu do kết quả của quá trình công nghiệp hoá- đô thị hoá (đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư) và do chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu,...). (0,5đ)
  • Sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng năng suất (áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật: giống mới năng suất cao, phân bón, thuỷ lợi,...). (0,5đ)

b) Tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Giải thích các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta.

Tên các trung tâm công nghiệp:

  • Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định. (0,25đ)
  • Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. (0,25đ)

Giải thích các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta:

  • Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ. (0,25đ)
  • Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. (0,25đ)
  • Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển. (0,25đ)
  • Các nguyên nhân khác: truyền thống phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,... (0,25đ)

c) Cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.

Cơ cấu các loại rừng:

Gồm ba loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. (0,25đ)

Sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng: (0,25đ)

Rừng sản xuất:

  • Phân bố chủ yếu ở vùng núi trung bình và núi thấp. (0,25đ)
  • Ý nghĩa: Cung cấp gỗ và các lâm sản cho công nghiệp chế biến, cho dân dụng, cho xuất khẩu. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. (0,5đ)

Rừng phòng hộ:

  • Phân bố ở các khu vực núi cao (đầu nguồn các con sông) và ven biển (rừng chắn cát, rừng ngập mặn). (0,25đ)
  • Ý nghĩa: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái. (0,25đ)

Rừng đặc dụng:

  • Phân bố: Đó là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. (0,25đ)
  • Ý nghĩa: Duy trì và bảo vệ các nguồn gen, các loài động thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái. (0,25đ)

Câu 4:

a) Sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:

Đông Bắc:

Địa hình: núi trung bình và núi thấp, chủ yếu các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). (0,25đ)

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước. (0,25đ)

Thế mạnh kinh tế:

  • Khai thác và chế biến khoáng sản. (0,25đ)
  • Phát triển nhiệt điện (nhiệt điện Uông Bí, Na Dương,...). (0,25đ)
  • Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. (0,25đ)
  • Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,... (0,25đ)
  • Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển. (0,25đ)

Tây Bắc:

Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam. (0,25đ)

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc. (0,25đ)

Thế mạnh kinh tế:

  • Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La).(0,25đ)
  • Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm. (0,25đ)
  • Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu). (0,25đ)

b) Giải thích khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì:

  • Có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. (0,25đ)
  • Các loại khoáng sản như: than đá, sắt, chì - kẽm, đồng - vàng, man gan, thiếc và bôxít, apatít, pirít, đá vôi,... (0,25đ)

Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, vì:

  • Có địa hình cao, sông ngòi có độ dốc lớn, có sức nước mạnh tạo nguồn thuỷ năng dồi dào. (0,25đ)
  • Địa hình bị chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước phát triển thuỷ điện. (0,25đ)

c) Ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình:

  • Cung cấp điện cho đời sống và sản xuất. (0,25đ)
  • Hồ thuỷ điện Hoà Bình: Điều tiết nước hạn chế lũ, cung cấp nước tưới trong mùa khô, đặc biệt cho vùng Đồng bằng sông Hồng; phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản. (0,5đ)
  • Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân. (0,25đ)

Câu 5:

a) Vẽ biểu đồ:

* Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010 (1,0đ)

(Đơn vị: %)

Năm1999200320072010
Giá trị xuất khẩu49,644,443,646,0
Giá trị nhập khẩu50,455,656,454,0
Tổng100,0100,0100,0100,0

* Vẽ biểu đồ: (1,5đ)

Yêu cầu:

  • Vẽ biểu đồ miền, các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
  • Chính xác, ghi đầy đủ số liệu, có chú giải, tên biểu đồ.

(Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)

b) Nhận xét: Giai đoạn 1999 - 2010:

Tỉ trọng giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu. (0,25đ)

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu có sự thay đổi, hướng chung là: (0,5đ)

  • Giảm tỉ trọng giá trị xuất khẩu (dẫn chứng);
  • Tăng tỉ trọng giá trị nhập khẩu (dẫn chứng).

Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian: (0,5đ)

  • Từ 1999 - 2007, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng.
  • Từ 2007 - 2010, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm.

c) Tính cán cân xuất nhập khẩu.

Giải thích trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.

Tính cán cân xuất nhập khẩu: (0,75đ)

Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010

(Đơn vị: triệu USD)

Năm1999200320072010
Cán cân xuất nhập khẩu-200,7-5106,5-14203,3-12631,9

Giải thích trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu: (0,5đ)

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu với số lượng lớn tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu).

Đánh giá bài viết
2 1.694
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm