Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Địa lý lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 trường THCS Nghĩa Thắng, Quảng Ngãi năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ
Khóa ngày 21 tháng 10 năm 2016
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học. Hãy phân tích lát cắt địa hình từ C D, theo các yêu cầu sau:

a/ Tính chiều dài thực tế lát cắt C D?

b/ Xác định hướng của lát cắt C D?

c/ Trình bày đặc điểm địa hình và thủy văn của lát cắt C D?

Câu 2: (6,0 điểm)

a/ Hãy xác định tọa độ địa lí và tên địa danh thuộc chủ quyền nước ta. Biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc giữa trưa vào ngày 22/6 là 76o11'30'' và địa danh này có giờ sớm hơn giờ GMT là 7h27'44,7''.

b/ Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Việt Nam?

Câu 3 : (4,0 điểm)

Trên đường qua đèo Hải Vân, nhà thơ Tản Đà đã viết:

"Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè."

a/ Hãy xác định hướng đi và nơi nhà thơ đang đến?

b/ Bằng kiến thức địa lí hãy phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên? Nêu vai trò các đèo đối với khí hậu và đời sống, hãy kể tên các đèo trên Quốc lộ 1A.

Câu 4: (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a/ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta.

b/ Làm rõ địa hình đồi núi nước ta tác động đến sự phân hóa đất như thế nào?

Câu 5: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau

Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Dân số (Nghìn người)

66.016,7

71.995,5

77.630,9

82.392,1

86.932,5

Sản lượng lương thực có hạt (Nghìn tấn)

19.897,7

26.142,5

34.538,9

39.621,6

44.632,5

a/ Tính lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm từ 1990-2010.

b/ Hãy nhận xét về tình hình dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2010.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Câu 1:

a, Độ dài thực tế của lát cắt C --> D:

12cm : 1/3.000.000 = 36.000.000cm = 360 km

b, Hướng của lát cắt: Tây Bắc – Đông Nam

c, Đặc điểm địa hình và thủy văn:

* Địa hình:

  • Bị cắt xẻ khá mạnh, tạo nhiều thung lũng sâu chia cắt địa hình.
  • Lát cắt chạy qua các dạng địa hình: Núi cao (Phanxipăng trên dãy Hoàng Liên Sơn, núi Phu Luông), cao nguyên Mộc Châu, núi thấp Phu Pha Phong và đồng bằng Thanh Hóa.
  • Hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam, từ trên 3000m xuống dưới 200m.

* Thủy văn:

  • Lát cắt chạy qua các sông lớn: S.Đà, S.Mã, S.Chu
  • Sông chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (hướng nghiêng của địa hình)
  • S.Đà có giá trị rất lớn về thủy điện.

Câu 2:

a, Tìm tọa độ đại lí:

* Tìm vĩ độ:

Vào ngày 22/6, lúc giữa trưa Mặt trời chiếu vuông góc vào chí tuyến Bắc (23o27'B).

Địa danh có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa là 76o11'30'' thuộc chủ quyền nước ta nên nằm trong vùng nội chí tuyến sẽ có vĩ độ là: 76o11'30'' + 23o27' – 90o = 8o38'30''B

* Tìm kinh độ:

Giờ của địa danh này sớm hơn giờ GMT là 7h27'44,7'' địa danh này ở Bán cầu Đông.

Kinh độ của địa danh này là: (360o : 24h) x 7h27'44,7'' = 111o55'55''Đ.

=> Tọa độ địa lí của địa danh này là: (111o55'55''Đ; 8o38'30''B)

* Địa danh này là Cột mốc Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

b) Ảnh hưởng của Biển đông đến thiên nhiên nước ta:

* Ảnh hưởng đến khí hậu

  • Làm tăng ẩm làm độ ẩm tương đối của không khí đạt cao trên 80%, làm giảm tính lục địa của bộ phận lãnh thổ phía Tây đất nước.
  • Biển Đông mang đến lượng mưa, làm ấm khối khí hậu lạnh mùa đông và làm mát khối khí nóng mùa hè.

Do đó, mặc dù nước ta nằm sát đường Chí tuyến Bắc mà quá trình hoang mạc hóa không xảy ra

* Ảnh hưởng đến địa hình: Địa hình ven biển đa dạng do có sự tác động của quá trình xâm thực, bồi tụ diễn ra trong quá trình tương tác giữa biển và lục địa. Tạo nên các vịnh, đầm phá, đảo ven biển, rạn san hô, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ...

* Ảnh hưởng đến sinh vật:

  • Tăng nguồn ẩm do sự trao đổi nhiệt-ẩm diễn ra hàng ngày cùng khí hậu nóng đã hình thành cảnh quan rừng nhiệt đới tiêu biểu thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc như các khu vực Tây Nam Á, Bắc phi cùng 1 vĩ độ.
  • Biển còn là yếu tố góp phần hình thành rừng ngập mặn một cảnh quan độc đáo, giàu năng suất sinh học.

* Biển Đông là nơi giàu về khoáng sản và hải sản (dẫn chứng: kho muối vô tận, mỏ dầu và khí đốt ở thềm lục địa trữ lượng lớn, cát, Titan, hàng ngàn loài hải sản, rong biển, ...)

* Biển Đông cũng là nơi xuất hiện nhiều cơn bão làm ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên khác ở nước ta. Hiện tượng triều cường làm tăng cường các vùng đất ngập mặn.

Câu 3:

a) Nhà thơ đang di chuyển từ Bắc vào Nam (hoặc từ Thừa Thiên Huế vào TP. Đà Nẵng)

Đây là Đèo Hải Vân thuộc vùng núi Bạch Mã, nơi chuyển tiếp của vùng khí hậu Miền Bắc và khí hậu Miền Nam.

b) * Hiện tượng thời tiết:

  • Phía Bắc đèo Hải Vân có hiện tượng mưa phùn, gió bấc
  • Phía Nam đèo Hải Vân thời tiết nắng nóng

* Giải thích:

Dãy Bạch Mã như một bức tường thành không những phân chia ranh giới hành chính của Thừa Thiên Huế với Quảng Nam và TP. Đà Nẵng mà nó còn là ranh giới phân chia thành 2 miền khí hậu khác nhau của nước ta.

  • Phía Bắc đèo Hải Vân đón gió mùa Đông Bắc gây mưa nên có cảm giác mưa xuân.
  • Phía Nam đèo Hải Vân do địa hình nên hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

Vai trò của đèo:

  • Đối với khí hậu: Là hàng rào ranh giới giữa hai tiểu vành đai khí hậu;
  • Đối với đời sống: Là chỗ dốc, cao thấp trên núi, thường là đường đi thuận tiện nhất qua một dãy núi.

Các đèo trên Quốc Lộ 1A từ Bắc vào Nam là: Sài Hồ (Lạng Sơn); Tam Điệp (Giữa Ninh Bình - Thanh Hóa); Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh - Quảng Bình); Hải Vân (giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng), Cù Mông (giữa Bình Định - Phú Yên), Đèo Cả (giữa Phú Yên - Khánh Hòa)

Câu 4: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta.

* Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta là: vị trí địa lí, địa hình kết hợp với hoàn lưu khí quyển (gió mùa, bão, hội tụ nhiệt đới).

* Cụ thể là:

Vị trí địa lí: nước ta tiếp giáp với Biển Đông và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông làm cho nước ta có lượng mưa lớn.

Địa hình:

  • Độ cao địa hình: cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng đến một độ cao nhất định do độ ẩm không khí giảm sẽ không có mưa (dãy Hoàng Liên Sơn).
  • Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa, khô ráo; Hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa thấp. Ví dụ ở Phan Rang (Ninh Thuận) mặc dù giáp biển nhưng hướng gió Đông bắc hoặc Tây nam song song với dãy núi chạy ven biển nên khó gây mưa.

Hoàn lưu khí quyển

  • Gió mùa: gió mùa mùa đông thường ít mưa (nửa đầu mùa đông ít mưa, nửa sau mùa đông có mưa phùn), gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) thường gây mưa nhiều, nhất là các vùng đón gió.
  • Mưa do frông và dải hội tụ nhiệt đới thể hiện rõ ở Duyên hải miền Trung Vào Thu-Đông do hoạt động của 2 yếu tố trên nên gây mưa lớn.
  • Mưa do bão thổi từ Biển Đông vào (Trung bộ và Bắc bộ), Mưa ở vùng ven biển do gió ở vùng ven biển.

Mùa mưa ở Bắc Bộ do áp thấp Bắc Bộ hút gió nên mưa dài ngày (tháng 5 đến tháng 8)

Địa hình đồi núi nước ta tác động đến sự phân hóa đất được thể hiện:

  • Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi làm cho đất có sự phân hóa theo độ cao, từ thấp lên cao có các loại đất khác nhau.
  • Ở vùng đồi núi thấp quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh, nên đất feralít là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.
  • Từ 500m - 600m đến 1600m - 1700m nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng quá trình feralít (quá trình tích tụ ô-xit sắt nhôm) yếu đi, tích lũy mùn tăng hình thành feralít có mùn.
  • Từ 1600m - 1700m trở lên, khí hậu mang tính chất ôn đới quá trình feralít ngừng trệ - hình thành đất mùn alít núi cao (mùn thô).

Câu 5:

a, Tính:

Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Bình quân lương thực (kg/người)

301,4

365,0

444,9

480,9

513,4

b, Nhận xét

  • Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người của nước ta từ năm 1990 đến 2010 đều tăng.
  • Về dân số: Trong vòng 20 năm từ năm 1990 – 2010 dân số nước ta tăng thêm 20.9 triệu người, bình quân 1 năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
  • Về sản lượng lương thực: tăng thêm 2,2 lần, tăng 24743,8 nghìn tấn
  • Về bình quân lương thực theo đầu người tăng từ 301.4 kg/người đến 513.4 kg/người. Tuy nhiên, do dân số đông nên bình quân lương thực tăng còn chậm.
Đánh giá bài viết
3 15.026
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm