Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 năm 2020

Đề thi học sinh giỏi Hóa 9 có đáp án

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 năm 2020, đề thi gồm 5 câu hỏi tư luận giúp các làm quen với nội dung cấu trúc đề thi, ôn tập môn Hóa Học 9 đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA 9

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Đề số 1

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ bằng phương trình phản ứng:

FeS2 +O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} A↑ + B                         J \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} B + D

A + H2S \overset{}{\rightarrow} C↓+ D                             L + B \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} E + D

C + E \overset{}{\rightarrow} F                                         F + HCl \overset{}{\rightarrow} G + H2S↑

G + NaOH \overset{}{\rightarrow}H↓+ I                           H + O2 + D \overset{}{\rightarrow} J↓

Câu 2.

a) Cho các chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng

b) Có 3 lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: ( Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3). Dùng phương pháp hóa học để nhận biết chúng. Viết phương trình hoá học xảy ra.

Câu 3. Cho hỗn A gồm 3 oxit: Al2O3, CuO và K2O. Tiến hành 3 thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 15g chất rắn không tan.

- Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm còn lại 21g chất rắn không tan.

- Thí nghiệm 3: Nếu cho vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A, rồi lại hòa tan vào nước dư, thấy còn lại 25g chất rắn không tan.

Tính khối lượng oxit trong hỗn hợp A.

Câu 4. Đốt cháy hết V lít (đktc) hỗn hợp CH4 và C2H4, cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Thêm vào A lượng dư dung dịch BaCl2 loãng, 5,91g kết tủa trắng:

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b)Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp ban đầu. Biết rằng nếu cho V lít (đktc) hỗn hợp đó qua lượng dư dung dịch nước brom thì có 3,2g brom tham gia phản ứng.

Câu 5. Một dung dịch Z gồm rượu etylic và nước. Cho 7,44g Z tác dụng với Na dư thấy thoát ra 2,018 lít khí H2 (đo ở đktc). Độ rượu của dung dịch Z là (biết D rượu=0,8g/ml, D nước = 1g/ml)

Gợi ý hướng dẫn giải đề thi học sinh giỏi 9

Câu 1.

A: SO2 B: Fe2O3 C: S D: H2O E: Fe  F: FeS

G: FeCl2 J: Fe(OH)3 L: H2

Câu 2. Gợi ý

a) Nhận biết dung dịch CuSO4: màu xanh. Cho một ít dung dịch CuSO4 vào các ống nghiệm nào chứa dung dịch còn lại, ống nghiệm nào cho kết tủa xanh là KOH, cho kết tủa trắng và dung dịch màu xanh là BaCl2, kết tủa trắng là MgCl2 và cho kết tủa đen là AgNO3 (viết các phương trình phản ứng hóa học)

b) Cho 3 hỗn hợp lần lượt tác dụng với NaOH, hỗn hợp nào có khí bay ra là (Al + Al2O3)

Hai hỗn hợp còn lại không tác dụng với NaOH cho tác dụng với dung dịch HCl, hỗn hợp nào có khí bay ra là (Fe + Fe2O3), hỗn hợp có khí bay ra là (FeO + Fe2O3)

Câu 3.

Gọi   n_{Al_2O_3}: x, n_{K_{2O}}: y, n_{CuO}: z

Phương trình phản ứng

K2O + H2O → 2KOH

y                       2y

Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

y             2y            2y

- Sau thí nghiệm 2: khối lượng chất rắn tăng lên 6g, khi tăng 25% Al2O3 nữa thì khối lượng chất rắn tăng 4g. Trong trường hợp thí nghiệm 1 Al2O3 hết KOH dư.

80z = 15 => z = 0,1875 mol (1)

- Sau TN2: 80z + (15x - y).102 = 21 => 1,5x - y =  6/102 (2)

- Sau TN3: 80z + (15x - y).102 = 25 => 1,75x - y = 10/102 (3)

Từ (2), (3) suy ra:

x=\ \frac{16}{102}\ =>m_{Al_2O_3}=16g

y=\frac{18}{102}=>\ m_{K_2O_{ }}=\ \frac{18}{102}\times94\ =\ 16,59g

Câu 4. Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Khi cho vào dung dịch NaOH

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl

n\ _{BaCO_3}=\ \frac{5,91}{197}=0,03\ mol

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

0,03 mol 0,06 mol 0,03 mol

Tổng số mol của NaOH = 0,1 x 1 = 0,1mol

Vậy NaOH còn phản ứng sau:

CO2 + NaOH → NaHCO3

0,04 mol 0,04 mol 0,04 mol

Tổng số mol của CO2 = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,02 mol ← \frac{3,2}{160}

Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy C2H4: 0,04 mol

Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy CH4: 0,07 - 0,04 = 0,03 mol => = 0,03 mol

Câu 5: Vì dung dịch rượu gồm rượu etylic và nước ta gọi:

Gọi x là số mol của nước

Số mol của etylic là y

Ta có phương trình hóa học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

x mol x mol

2Na + 2C2H5OH → C2H5ONa + H2

y mol  ymol

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 9 năm 2020

VnDoc đã giới thiệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 năm 2020 có đáp án đề thi bao gồm 5 câu hỏi tự luận, với các dạng bài tập hoàn thành phương trình hóa học, nhận biết các chất, phân tích làm bài tập thí nghiệm, và dạng bài tập tính toán tất cả các dạng này đòi hỏi các em phải hiểu và vận dụng cao để làm đề thi học sinh giỏi Hóa 9.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 năm 2020 tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 9, Giải SBT Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Hóa học 9. Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc click đường link: hoặc quét mã QR dưới đây để tham gia vào nhóm:  tham gia nhóm

Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa 9

Đánh giá bài viết
5 515
Sắp xếp theo

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm