Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 150 phút. Phần đáp án cùng thang điểm chi tiết đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ và chính xác để các bạn học sinh có thể tự đối chiếu kết quả bài làm của chính mình ngay sau khi làm xong. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 huyện Hoằng Hóa năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 năm học 2014 - 2015 Phòng GD-ĐT Hạ Hòa, Phú Thọ

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Oai, Hà Nội năm học 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐOAN HÙNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng nhất (Làm vào giấy thi)

Câu 1: "Năm châu Phi" (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ.
B. Có 17 nước châu Phi giành độc lập.
C. Hệ thống thuộc địa tan rã ở châu Phi.
D. Cuộc kháng chiến của nhân dân An-giê-ri giành được thắng lợi.

Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á đó là:

A. Các nước châu Á đã giành được độc lập.
B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
D. Các nước châu Á đã gia nhập SEATO.

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

A. Đế quốc Pháp B. Đế quốc Đức
C. Đế quốc Anh D. Đế quốc Mĩ

Câu 4: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ chính là gì?

A. Dân tộc B. Dân chủ
C. Dân tộc - dân chủ D. Chống phân biệt chủng tộc

Câu 5: Sau năm 1945, chính phủ Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm mục đích:

A. Ngăn cản sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu.
B. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
D. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thống trị toàn thế giới.

Câu 6: Cải cách nào là quan trọng nhất của nước Nhật đã thực hiện sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cải cách hiến pháp
B. Cải cách ruộng đất
C. Cải cách ruộng đất
D. Cải cách văn hóa

Câu 7: Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" vào thời gian nào?

A. Năm 1988 B. Năm 1989
C. Năm 1990 D. Năm 1991

Câu 8: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay còn được gọi là:

A. Cách mạng công nghiệp.
B. Cách mạng nông nghiệp.
C. Cách mạng khoa học - công nghệ.
D. Cách mạng công nghệ - thông tin - truyền thông.

Câu 9: Chủ nghĩa A-pác-thai đã bị xóa bỏ tại đâu?

A. Mĩ La-tinh B. Nam Phi
C. Trung Đông D. Châu Phi

Câu 10: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa
C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự
D. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

Câu 11: Nguyên nhân khiến Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác bóc lột lần thứ hai là:

A. Vơ vét, bóc lột bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
B. Thực hiện cho vay lấy lãi.
C. Khai hóa cho Việt Nam.
D. Thúc đẩy sư phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Câu 12: Điểm nổi bật trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là:

A. Khai thác một số nguồn lợi mà cuộc khai thác lần một chưa tiến hành.
B.Tiếp tục khai thác những nguồn sinh lợi cho Pháp trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
C. Khai thác có chọn lọc một số ngành.
D. Khai thác triệt để với qui mô lớn.

Câu 13: Sau chiến thanh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp sau:

A. Quan lại Pháp, địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
B. Địa chủ phong kiến, công nhân, nông dân, dân nghèo.
C. Địa chủ phong kiến, công nhân, tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
D. Địa chủ phong kiến, công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tư sản mại bản, tiểu tư sản.

Câu 14: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là:

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
B. Năm 1919, Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai đòi quyền tự do dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
C. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7/1920)
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

Câu 15: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc mới và khác với lớp người đi trước là:

A. Dựa vào sự giúp đỡ của các nước để làm cách mạng.
B. Chú trọng phát triển lực Lượng vũ trang.
C. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp độc lập với chủ nghĩa xã hội.
D. Cải cách duy tân, đổi mới.

Câu 16: Đánh dấu bước ngoặt từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản của Nguyễn Ái Quốc là sự kiện:

A. Người gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.
B. Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
C. Người tham dự Đại hội Tua, tán thành việc thành lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Người thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

Câu 17: Điểm giống nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng là:

A. Tổ chức của thanh niên Tiểu tư sản Việt Nam yêu nước.
B. Tổ chức của giai cấp vô sản.
C. Ngay khi mới thành lập đã xác định đi theo con đường Mác-Lê nin.
D. Thành lập tại Quảng Châu - Trung Quốc.

Câu 18: Sau khi ba tổ chức cộng sản ra đời, nhu cầu thiết yếu của cách mạng Việt Nam là:

A. Thành lập thêm các tổ chức cộng sản.
B. Thành lập thêm các tổ chức quần chúng.
C. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
D. Tiếp tục xây dựng để ba tổ chức cộng sản ngày càng phát triển.

Câu 19: Đường lối của cách mạng Việt Nam được xác định trong Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt là:

A. Tiến hành cách mạng tư sản.
B. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền.
C. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền rồi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội.

Câu 20: Ý nghĩa to lớn nhất của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là:

A. Chấm dứt sự tồn tại cùng một lúc ba tổ chức Cộng sản.
B. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
C. Nhân dân Việt Nam có một đảng duy nhất lãnh đạo.
D. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm):

Câu 1 (3,0 điểm)

Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Câu 2 (3,0 điểm)

a. Trình bày những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

b. Vì sao Cu-ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?

Câu 3 (3,0 điểm)

Nguyễn Ái Quốc đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động cách mạng như thế nào trong năm 1920? Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó là gì?

Câu 4 (3,0 điểm)

Tại sao có thể xem ý thức bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,4 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

D

C

D

A

B

C

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

C

C

C

C

A

C

C

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)

Câu 1: Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

* Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, diễn ra từ giữa những năm 40 của TK XX. Mĩ là nước đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu:

  • Mĩ đã phát minh và sáng chế ra các loại hình công cụ lao động và sản xuất mới như máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động...
  • Phát minh ra các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị vơi cạn dần, như nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...
  • Sáng chế ra những vật liệu tổng hợp mới ...
  • Mĩ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khi hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và những phương pháp lai tạo giống mới chống sâu bệnh...giúp cho sản lượng lương thực không ngừng nâng cao.
  • Mĩ là nước đầu tiên đưa con người đặt chân lên mặt trăng (7/1969), mở ra cuộc chinh phục các hành tinh trong vũ trụ nhân loại.
  • Mĩ đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình.

* Nhờ những thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đó, nền kinh tế Mĩ đã không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi.

Câu 2

a. Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (2,0 điểm)

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển. Mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba năm 1959.
  • Từ những năm 60 đến những năm 80 (thế kỉ XX), một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ biến Mĩ La-tinh trở thành "Đại lục bùng cháy" của phong trào cách mạng.
  • Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-Xuê-la, Cô-lôm-bô, Ni-ca-ra-goa ... kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc- dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Tiêu biểu nhất là Chi lê và Nicaragoa.
  • Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, cải cách kinh tế, phát triển hợp tác khu vực.
  • Từ đầu những năm 90 (Thế kỉ XX), do nhiều nguyên nhân, các nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế giảm sút, nợ nước ngoài tăng lên, tình hình chính trị một số nước không ổn định.

b. Cu-ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La – tinh vì (1,0 điểm)

  • Từ đầu những năm 50 (T.kỉ XX) ở Cu-ba đã bùng nổ phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ tay sai Mĩ.
  • Ngày 1/1/1959 cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Cu-ba đã giành được thắng lợi. Chính quyền phản động tay sai Mĩ bị lật đổ. Cu-ba là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh giành được thắng lợi cách mạng bằng cuộc đấu tranh vũ trang và cũng là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh đã tiến hành cải cách dân chủ triệt để.
  • Sau khi đánh bại cuộc tấn của 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ vào vùng biển Hi-rôn (4/1961), bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng. Cu-ba tuyên bố đi theo con đường XHCN, trở thành nước XHCN đầu tiên ở khu vực Mĩ La-tinh, là hòn đảo anh hùng, lá cờ đầu của phong trào GPDT ở khu vực này.

Câu 3: Nguyễn Ái Quốc đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động cách mạng như thế nào trong năm 1920? Ý nghĩa lớn lao của những chuyển biến đó là gì?

* Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920.

  • Trước yêu cầu của lịch sử, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến năm 1919, Người đi đến nhiều nước ở khắp các châu lục, làm đủ nhiều nghề để kiếm sống...Quá trình này đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc nhiều nhận thức quan trọng, làm cơ sở để Người lựa chọn con đường cứu nước sau này.
  • Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giải phóng dân tộc.
  • Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin.

* Ý nghĩa: Những chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc năm 1920 đã chứng tỏ Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó là con đường Cách mạng vô sản. Từ đó, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

Câu 4

a. Ý thức bảo vệ dân tộc:

  • Truyền thống ý thức dân tộc được biểu hiện trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc biểu hiện qua tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
  • Biểu hiện trong quá trình lịch sử:
    • Thời cổ đại: Chống giặc Tần (214 TCN – 208 TCN) và 1000 năm chống giặc phong kiến phương Bắc.
    • Thời trung đại: 8 lần chống xâm lược, gồm 2 lần chống Tống, 3 lần chống Mông - Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh.
    • Thời cận đại: Chống Pháp.
    • Thời hiện đại: Chống Pháp, Nhật, Mỹ, Ponpot - Iêng xa ri, Trung Quốc.

b. Được xem là nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam vì:

  • Trên thế giới có lẽ không có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống xâm lược hay đấu tranh để giành độc lập như dân tộc Việt Nam, đó là nét đặc trưng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc.
  • Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết lại, nhất trí đồng lòng vượt qua mọi hy sinh gian khổ, phát huy mọi tài năng, trí tuệ chiến đấu dũng cảm giàng thắng lợi cuối cùng.
  • Trong kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, ý thức tình cảm và tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

c. Kết luận: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

  • Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, truyền thống này tieps tục được giữ gìn và phát huy, đưa đất nước ngày càng phát triển, làm cho cuộc sống người dân càng tốt đẹp.
Đánh giá bài viết
1 7.348
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm