Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 thành phố Thanh Hóa năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Để giúp cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Lịch sử lớp 9 trong việc tìm kiếm tài liệu hay và chất lượng chúng tôi đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 thành phố Thanh Hóa năm học 2015 - 2016.

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng B

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng A

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ THANH HÓA
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX:

a. Trình bày bối cảnh.

b. Kể tên các nhà cải cách tiêu biểu.

c. Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được?

d. Ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó.

Câu 2: (5,0 điểm)

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp?

Câu 3: (4,0 điểm)

Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa trong những thập niên giữa thế kỷ XX được thể hiện ở các tổ chức nào? Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó.

Câu 4. (5,0 điểm)

a. Nêu những nét chung nổi bật của châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định "thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á"

Câu 5: (2,0 điểm)

Nêu một vài nét cơ bản về 2 cuộc khởi nghĩa lớn ở Thanh Hóa trong thế kỷ III và thế kỷ XV?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Câu 1 (4,0 điểm)

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX:

a. Bối cảnh.

  • Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước thì triều đình vẫn thi hành chính sách nội trị ngoại giao lỗi thời, lạc hậu......
  • Bộ máy chính quyền mục ruỗng, kinh tế đình trệ, tài chính kiệt quệ, đời sống nhân dân cực khổ
  • Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
  • Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra......

b. Các nhà cải cách tiêu biểu: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch...

c. Các đề nghị cải cách không thực hiện được vì:

  • Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.... chưa giải quyết những mâu thuẫn cơ bản.....
  • Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực.... không chấp nhận những thay đổi, từ chối mọi cải cách......

d. Ý nghĩa của những đề nghị cải cách:

  • Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến..... Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
  • Góp phần cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu XX.

Câu 2: (5,0 điểm)

Chuyển biến của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp:

* Ở các vùng nông thôn, dưới tác động của cuộc khai thác, các giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi:

  • Giai cấp phong kiến đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận cấu kết với đế quốc bóc lột nhân dân.Tuy nhiên một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
  • Nông dân cực khổ, bị tước đoạt ruộng đất, phải nộp nhiều thứ thuế.... Họ bị phá sản, có người ở lại làm tá điền cho địa chủ, một số làm phu trong các đồn điền Pháp, số khác ra thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ... số nhỏ làm công trong các nhà máy.....

=> Nghèo khổ không lối thoát, căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, nông dân có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh....

* Đô thị phát triển cùng với sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

  • Tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện, họ là các nhà thầu khoán, đại lý, chủ xưởng thủ công. Họ bị chèn ép, kìm hãm.

=> Họ mong có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống chứu chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng...

  • Tiểu tư sản thành thị cũng xuất hiện, họ là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ,những viên chức cấp thấp..... Cuộc sống bấp bênh.

=> Họ có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước....

  • Đội ngũ công nhân được hình thành, họ xuất thân từ nông dân.......

=> Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh.....

Câu 3: (4,0 điểm)

Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa trong những thập niên giữa thế kỷ XX:

  • Sự hợp tác được thể hiện trong hai tổ chức: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
  • Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập.
    • Gồm các nước: Liên Xô, Anbani, BaLan, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc.....
    • Mục tiêu: Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế và khoa học giữa các nước XHCN và đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN.
  • Tháng 5/1955, Tổ chức Hiệp ước Vacsava thành lập.
    • Gồm Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
    • Mục tiêu: Phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì hòa bình, an ninh...

Câu 4. (5,0 điểm)

a. Nêu những nét chung nổi bật của châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

  • Là một châu lục rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, song trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á đều là những nước thuộc đia, nửa thuộc địa....
  • Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, hầu hết các dân tộc châu Á đã giành độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia .....
  • Tiếp đó, suốt gần nửa thế kỷ XX, tình hình châu Á không ổn định, nhất là khu vực Tây Á, Đông Nam Á ....
  • Sau "chiến tranh lạnh", một số nước châu Á lại diễn ra xung đột, tranh chấp..... (Giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc Xri lan-ca, Phi-líp-pin....)
  • Tuy nhiên từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc....

b. Sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc trong những thập niên qua

  • Ấn Độ:
    • Sau khi giành được độc lập đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn 1 tỉ người
    • Về công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
  • Trung Quốc:
    • Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới.....
    • Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.

* Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán "Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á"...

Câu 5: (2,0 điểm)

Tên và địa danh của 2 cuộc khởi nghĩa lớn ở Thanh Hóa trong thế kỷ III và thế kỷ XV

  • Khởi nghĩa Bà Triệu (248) do Triệu Thị Trinh lãnh đạo, chống lại quân Ngô. Căn cứ khởi nghĩa ở núi Nưa. Địa danh diễn ra cuộc khởi nghĩa: Phú Điền - Hậu Lộc.
  • Khởi nghĩa Lam Sơn (1416 - 1428) do Lê Lợi lãnh đạo, chống lại quân Minh. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa ở Lam Sơn - Thọ Xuân.
Đánh giá bài viết
2 5.422
Sắp xếp theo

Lịch sử lớp 9

Xem thêm