Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Ngữ văn

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh được làm trong thời gian 150 phút, đề gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn có gợi ý đi kèm, giúp các bạn ôn tập một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo.

Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

SỞ GD-ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC

Năm học 2015 -2016

Môn văn lớp 11

Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

(1) Nền văn hóa Đông Sơn (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là một nền văn hóa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt có những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Có nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình tròn tiếp tuyến. Lại có những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hóa.

(2) Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, sống bao đời nay trên miền trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ buổi đầu thời đại đồng thau cho đến cuối thời đại đồng thau – đầu thời đại đồ sắt. Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Sự tiếp xúc của ta với Trung Quốc chỉ bắt đầu từ khi Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc của vua An Dương, tức là từ thế kỉ thứ II trước công nguyên. Thời kì cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là thời kì vua Hùng, vua Thục"

(Văn hóa Đông Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu,

Sổ tay văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, 1978, tr. 29-30)

1. Xác định nội dung chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản (0,25 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt và chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1)? (0.25 điểm)

3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất là vật gì? Vật đó nói lên điều gì về văn hóa Việt Nam? (0,5 điểm)

4. Việc các tác giả khẳng định: "Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, .... Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc."có ý nghĩa gì? Anh/chị có cảm nhận gì về thái độ của các tác giả? (1.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8

Đò lên Thạch Hãn ơi...chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

5. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ, đâu là phương thức chủ yếu? (0.25 điểm)

6. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối (0.5 điểm)

7. Ghi lại tên hai bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước (0.25 điểm)

8.Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn (0.5 điểm)

PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Suy nghĩ của Anh/ chị về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống?

Câu 2: (4.0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau

"Ngày xuân em hãy còn dài

..................

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Ngữ văn

PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

1. Xác định nội dung và phong cách ngôn ngữ của văn bản

  • Nội dung văn bản: giới thiệu nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đồ đồng, đồ sắt nổi tiếng của người Lạc Việt (Việt Nam)
  • Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ khoa học

2. Nêu phương thức biểu đạt và chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1)

  • Đoạn văn (1) sử dụng phương thức biểu đạt: thuyết minh
  • Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (1): Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện (đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vòng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. trống đồng); cấu tạo và các loại hoa văn trang trí trên trống đồng

3. Trong các di vật tìm thấy ở Đông Sơn, các tác giả quan tâm nhất tới trống đồng

Bởi vì, trống đồng phản ánh trình độ văn minh của người Lạc Việt. Những họa tiết trên bề mặt tang trống và mặt trống không chỉ phản ánh sự phát triển của nghề đúc đồng mà còn cho thấy hoạt động văn hóa của người Việt cổ

4. Việc các tác giả khẳng định: "Chủ nhân của nền văn hóa ấy không ai khác là người Lạc Việt, .... Bấy giờ tổ tiên của chúng ta chưa chiụ ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc."có ý nghĩa: khẳng định nền văn hóa Lạc Việt là một nền văn hóa độc lập và bác bỏ quan điểm sai trái: người phương Bắc đem kĩ thuật đúc đồ đồng vào Việt Nam thời cổ.

Thái độ của tác giả: vừa khách quan khoa học, vừa bày tỏ niềm tự hào, tự tôn về nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam

Đọc bài thơ Lời người bên sông và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8

5. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: tự sự, miê tả, biểu cảm. Trong đó phương thức biểu đạt chủ yếu nhất là biểu cảm

6. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối

  • Hoán dụ: Có tuổi hai mươi - cách diễn đạt tuổi hai mươi gợi ra tuổi trẻ; phần đời sôi nổi, nhiệt huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người
  • Hai câu thơ sử dụng cặp hình ảnh ẩn dụ: sóng nước- bờ để ngợi ca ý nghĩa sự hi sinh của những người lính với dân tộc
  • Sóng nước: chỉ sự hóa thân của người lính đã hi sinh
  • Bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ quốc
  • Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ khiến câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm. Đồng thời tác giả đã thiêng liêng và bất tử hóa sự hi sinh cao đẹp của những người lính vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc

7. Những tâm tư, tình cảm của tác giả khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn

  • Sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh
  • Ca ngợi những cống hiến, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để làm nên nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Những người lính đã ngã xuống nhưng tuổi hai mươi của họ sẽ bất tử cùng Tổ quốc

8. Những bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nội dung ngợi ca sự cống hiến cao đẹp của những người lính trẻ: Đồng chí – Chính Hữu, Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

PHẦN II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Suy nghĩ của anh/ chị về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống?

1. Giải thích ý kiến: (0.5)

  • Khát vọng: Là mong muốn những điều lớn lao, tốt đệp với một sự thôi thúc mạnh mẽ
  • Tham vọng: Là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, thừng vượt xa khả năng thực tế, khó có thể đạt được
  • Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc sống, ai mà chẳng có khát vọng. Nhưng từ khát vọng, biến thành tham vọng và bạn cố bằng mọi cách để đạt tới thì ... thật là một thảm họa

2. Bàn luận (2.0)

a. Khát vọng được coi là một biểu hiện tâm lí của con người mang tính tích cực, cao đẹp. Vì vậy, con người nên và cần có khát vọng

  • Khát vọng giúp con người có định hướng, phương hướng trong suy nghĩ, hành động. Khát vọng là một động lực vô cùng to lớn. Nó làm cho con người giàu có thêm về sức mạnh, bản lĩnh, nghị lực, niềm tin...Trái tim ta, tâm hồn ta, suy nghĩ của ta... luôn luôn lạc quan, trong trẻo, đi theo hướng tích cực nhờ có khát vọng
  • Để có được những điều lớn lao, tốt đẹp như mong muốn con người phải nỗ lực rất nhiều...Khát vọng khi đó lại có khả năng giúp con người tự nâng cao mình hơn lên
  • Khát vọng của mỗi cá nhân không chỉ thực sự có ý nghĩa đối với bản thân họ mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của xã hội, của đất nước nhất là những khát vọng lớn lao, vĩ đại như khát vọng tự do, hòa bình, khát vọng dựng xây Tổ quốc...
  • Cuộc sống không có khát vọng, không có ước mơ sẽ tẻ nhạt...Khát vọng sẽ chắp cánh cho cuộc sống

b. Tham vọng được coi là một biểu hiện tâm lí của con người mang tính tiêu cực. Do vậy, con người không nên kết bạn với tham vọng

  • Người có tham vọng không đánh giá đúng được về bản thân mình, sẽ bị ảo tưởng về khả năng thực sự của bản thân
  • Tham vọng có khả năng điều khiển, sai khiến con người. Nó khiến con người mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt, tìm đến với những mưu mô, toan tính, thủ đoạn...Khi đó tham vọng không chỉ có hại cho bản thân mà còn có hại đến nhiều người, đến cộng đồng, xã hội...
  • Khi tham vọng không được thỏa mãn, con người rất dễ rơi vào trạng thái tâm lí xấu, tiêu cực: bi quan, chán nản, thù ghét... thậm chí có những hành động gây hậu quả khôn lường...
  • Phê phán những người có tham vọng vị kỉ; đề cao những con người có khát vọng chính đáng.

3. Bài học nhận thức và hành động (0.5)

  • Nhận thức được ý nghĩa to lớn của khát vọng đối với bản thân mỗi người và hậu quả nghiêm trọng của người có tham vọng vị kỉ
  • Cần nỗ lực trau dồi năng lực, năng cao trình độ trong học tập và công tác để đạt được khát vọng chân chính; đấu tranh để loại bỏ những tham vọng không chính đáng.
Đánh giá bài viết
1 2.172
Sắp xếp theo

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11

    Xem thêm