Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh học lớp 11 trường THPT Minh Khai năm 2012 - 2013

Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh học lớp 11

Đề thi khảo sát chất lượng học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm học 2012 - 2013 trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11. Đề thi có 2 phần cùng đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn lại kiến thức môn Sinh học. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT MINH KHAI
ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
TRƯỜNG THPT MINH KHAI MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút

Mã đề 01:

PHẦN CHUNG

Câu 1. Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật?

Câu 2:

a. Nêu vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật? Viết PTTQ của quá trình hô hấp?

b. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối ở thực vật?

PHẦN RIÊNG

Dành cho các lớp từ A5 -> A13.

Câu 3a. Nêu vị trí, nghuyên liệu và sản phẩm của pha sáng của quá trình quang hợp ? Nêu pha tối ở thực vật C3?

Dành cho các lớp từ A1 -> A4.

Câu 3b. Những điểm khác nhau cơ bản của quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật?

Câu 4. Nêu phản ứng của thuỷ tức khi bị kim châm vào thân?

Mã đề 02:

PHẦN CHUNG

Câu 1. Nêu vai trò của nguyên tố Nitơ đối với đời sống thực vật?

Câu 2:

a. Nêu vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật? Viết PTTQ của quá trình quang hợp?

b. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?

PHẦN RIÊNG

Dành cho các lớp từ A5 -> A13.

Câu 3a.

Nêu các giai đoạn chính của quá trình hô hấp ở thực vật?

Dành cho các lớp từ A1 -> A4.

Câu 3b. Những điểm khác nhau cơ bản của quá trình tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?

Câu 4: Nêu phản ứng của châu chấu khi bị kim châm vào chân?

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh học lớp 11

Mã đề 01:

PHẦN CHUNG: 6 điểm

Câu 1 (2 điểm)

Nêu vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật

  • Thoát hơi nước là động lực đầu tiên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây.
  • Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình QH.
  • Thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.

Câu 2 (4 điểm)

a. Nêu vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật

  • Hô hấp tạo ra NL tích luỹ dạng ATP đươc sr dụng cho nhiều hoạt động sống của cây như vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp các hất hữu cơ (Pr, a.nu...) sửa chữa những hư hại của TB.
  • Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của cơ thể.
  • NL hô hấp được thải ra ở dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể TV.

Viết PTTQ của quá trình hô hấp?

C6H12O6 + 6O2 →6CO2 + 6H2O + NL (nhiệt + ATP)

b. mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối ở thực vật

  • Pha sáng của QH là pha chuyển hoá NL cần có AS. Pha sáng tạo ra ATP, NADPH và giải phóng O2. Cung cấp nguyên liệu cho pha tối.
  • Pha tối là quá trình khử CO2 nhờ ATP, NADPH do pha sáng cung cấp tạo ra hợp chất hữu cơ.

PHẦN RIÊNG:

Câu 3a: Từ A5 -> A13 (4 điểm)

  • Pha sáng của quá trình QH: Là quá trình chuyển hoá NLAS thực hiện ở hạt grana của DL
  • Nguyên liệu: H2O, AS, DL
  • Sản phẩm: ATP, NADPH và O2
  • HS nêu được 3 giai đoạn chính: Bằng sơ đồ hoặc bằng kênh chữ đều được. Mỗi giai đoạn 1 điểm.

Câu 3b: Từ A1 ->A4 (3 điểm)

Những điểm khác nhau cơ bản của quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật

  • ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá (đơn bào): Chủ yếu là tiêu hoá nội bào. Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ nhờ E thuỷ phân chứa trong lizôxôm.
  • ĐV có túi tiêu hoá: Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ các E tết ra từ các TB tuyến tiêu hoá và tiêu hoá nội bào.
  • ĐV đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: Tiêu hoá ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hoá, nhờ E thuỷ phân tiết ra từ các TB tuyến tiêu hoá), Thức ăn qua ống tiêu hoá sẽ được biến đổi cơ học và hoá học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

Câu 4 (1 điểm)

Nêu phản ứng của thuỷ tức khi bị kim châm vào thân?

  • Thuỷ tức sẽ co toàn bộ cơ thể lại để tránh kích thích (phản xạ).
  • Khi bị kim châm, TB cảm giác tiếp nhận kích thích, xung TK xuất hiện sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới TK và truyền đến các TB nội bì, mô cơ, làm các TB này co lại -> toàn thân co.
  • Do phản ứng toàn thân nên tốn nhiều NL.

Mã đề 02

Câu 1 (2 điểm)

Nêu vai trò của nguyên tố Nitơ đối với đời sống thực vật

Nitơ là 1 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống thực vật.

  • Vai trò cấu trúc: Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử Pr, E, côenzim,a.nu, diệp lục, ATP. Nếu thiếu N quá trình tổng hợp P giảm -> sự sinh trưởng các cơ quan giảm, lá có màu vàng nhạt.
  • Vai trò điều tiết: N là thành phần cấu tạo nên P- enzim, côenzim, ATP vì vậy N tham gia điều tiết các quá trình TĐC trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp NL..

Câu 2 (4 điểm)

a. Vai trò của quá trình quang hợp:

  • Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu.
  • Quang hợp đã chuyển quang năng thành hoá năng trong các liên kết hoá học - là nguồn NL duy trì hoạt động sống của sinh giới.
  • Quang hợp điều hoà không khí: Quang hợp giải phóng O2 và thu CO2 làm cho bầu không khí luôn ổn định hàm lượng O2 và CO2.

PTTQ của quá trình quang hợp:

NLAS

6CO2 +12H2O→ C6H12O6 + 6O2 +6H2O

Sắc tố quang hợp

b. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp:

  • Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau, tương tác lẫn nhau trong quá trình chuyển hoá vật chất
  • QH là quá trình tạo ra vật chất hữu cơ cho mọi quá trình dị hoá để giải phóng và tích luỹ NL cần cho mọi hoạt động sống.
  • Hô hấp tạo ra NL cung cấp cho qúa trình tổng hợp vật chất, tổng hợp bộ máy QH
  • Nguyên liệu của QH là sản phẩm của hô hấp và ngược lại.

PHẦN RIÊNG:

Câu 3a: Từ A5 -> A13 (4 điểm)

Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp ở thực vật:

  • Đường phân:
  • Chu trình Crep
  • Chuỗi chuyền e:

Chỉ cần nêu ý nghĩa của từng giai đoạn.

Câu 3b (3 điểm)

Những điểm khác nhau cơ bản của quá trình tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?

Điểm khác nhau:

  • ĐV ăn thịt: Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học.
  • ĐV ăn TV: Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển, dạ dày 1 hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài, thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và biến đổi nhờ VSV.

Câu 4 (1 điểm)

Nêu phản ứng của châu chấu khi bị kim châm vào chân?

  • Châu chấu co chân khi có kích thích (phản xạ)
  • HTK của châu chấu là dạng chuỗi hạch nên mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể nên châu chấu chỉ co 1 chân khi bị kích thích.
  • Phản ứng của châu chấu chính xác và ít tiêu tốn NL hơn so với TK dạng lưới.
Đánh giá bài viết
1 522
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm