Đề thi thử đại học môn Lý khối A, A1 lần 3 năm 2014 THPT chuyên Quốc học Huế

Đề thi thử đại học môn Lý khối A, A1 lần 3 năm 2014 THPT chuyên Quốc học Huế là tài liệu ôn thi đại học môn lý chất lượng, giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức môn lý một cách toàn diện, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia cũng như kì thi đại học sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LÝ KHỐI A, A1

ĐỀ THI THỬ ĐH MÔN LÝ KHỐI A, A1 LẦN 3 NĂM 2014
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1u = 931,5 MeV/c2.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng. Nguồn S phát đồng thời ba bức xạ có bước sóng l1 = 0,40 mm; l2 = 0,56 mm và l3 = 0,72 mm. Giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm, số vị trí mà tại đó chỉ có vân sáng đơn sắc là

A. 12. B. 9. C. 104. D. 18.

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh D = 2 m. Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng l1 = 0,42 mm và l2 = 0,70 mm. Xét hai điểm M và N ở cùng một bên của vân sáng trung tâm O, với OM = 8 mm và ON = 24 mm. Trên đoạn MN số vân tối là

A. 4. B. 2. C. 10. D. 26.

Câu 3: Trong mạch (R1, L1, C1) mắc nối tiếp xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện với tần số góc . Trong mạch (R2, L2, C2) mắc nối tiếp xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện với tần số góc 2. Hệ số tự cảm L1 = 2 L2. Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch này với nhau thì trong mạch xảy ra cộng hưởng điện với tần số góc là

Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về giao thoa ánh sáng

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

B. Trong miền giao thoa, những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới không gặp được nhau.

C. Trong miền giao thoa, những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau.

D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng kết hợp.

Câu 5: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm một tụ điện cố định C0 mắc nối tiếp với một tụ C. Tụ C có điện dung thay đổi từ 14 nF đến 404 nF. Nhờ vậy mạch có thể thu được các sóng có bước sóng từ 30 m đến 120 m. C0 có giá trị là

A. 116 nF. B. 12 nF. C. 471 nF. D. 91 nF.

Câu 6: Điểm giống nhau giữa phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch là

A. để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.

B. tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.

C. tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.

D. đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.

Câu 7: Chất phóng xạ 2411Na có chu kì bán rã 15 giờ. So với khối lượng Na ban đầu, khối lượng chất này bị phân rã trong vòng 10 giờ đầu tiên là

A. 41%. B. 37%. C. 63%. D. 59%.

Câu 8: Một con lắc đơn dao động điều hoà với động năng cực đại Wđ = 1,28 mJ tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Trong quá trình dao động, lực căng dây cực đại và lực căng dây cực tiểu hơn kém nhau 9,6.10-3 N. Chu kỳ dao động của vật là

A. 1,59 s. B. 2,01 s. C. 1,27 s. D. 3,17 s.

Câu 9: Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng thu được một kết quả λ = 0,525 µm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. ánh sáng màu vàng. B. ánh sáng màu tím.

C. ánh sáng màu lục. D. ánh sáng màu đỏ.

Câu 10: Một mạch dao động LC, gồm tụ điện có điện dung C = 6 nF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2,5 mH. Biết hiệu điện thế cực đại trên tụ 5 V. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 4 mA, thì hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn cảm bằng

A. 4,3 V. B. 5,6 V. C. 2,6 V. D. 5 V.

Đánh giá bài viết
1 724
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm