Đề thi thử Đại học năm 2013 - môn Sinh học (Đề 13)

Luyện thi đại học môn Sinh học

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

TỔ SINH - CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2012 - 2013
MÔN THI: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Đề số 13

Câu 1: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Gen trội là trội hoàn toàn. Khi thực hiện phép lai giữa bố AaBbCcDd và mẹ AabbCcDd. Tỉ lệ phân ly ở F1 của kiểu hình không giống bố cũng không giống mẹ là:
A. 31/64; B. 37/64; C. 33/128; D. 37/128;

Câu 2: Vì sao HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể?
A. Nó tiêu diệt tất cả các bạch cầu của cơ thể; B. Nó tiêu diệt các tế bào tiểu cầu;
C. Nó tiêu diệt 1 loại tế bào T; D. Nó tiêu diệt các tế bào hồng cầu;

Câu 3: Trung bình mỗi quả đậu có khoảng 7 hạt. Nếu các cây có hạt trơn dị hợp tử tự thụ phấn thì khả năng để trong 1 quả đậu có 5 hạt trơn và 2 hạt nhăn là:
A. 31,25%; B. 29,5%; C. 35,2%; D. 33,5%;

Câu 4: Sự phân hoá về chức năng trong ADN như thế nào ?
A. Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà;
B. Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt động;
C. Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động;
D. Chỉ 1 phần nhỏ ADN không hoạt động còn đại bộ phận mã hoá các thông tin di truyền;

Câu 5: Cho cây ngô lá xanh đốm trắng thụ phấn bởi cây ngô bình thường thì thế hệ con xuất hiện:
A. Toàn cây lá đốm;
B. Một số cây lá xanh, một số cây lá đốm và 1 số hoàn toàn bạch tạng;
C. Một số cây lá xanh, một số lá đốm;
D. Toàn cây lá xanh;

Câu 6: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45 AA:0,30Aa:0,25aa. Cho biết các cá thể có kểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,7AA:0,2Aa: 0,1aa; B. 0,36AA:0,48Aa: 0,16aa;
C. 0,525AA:0,15Aa: 0,325aa; D. 0,36AA:0,24Aa: 0,40aa;

Câu 7: Cơ chế điều hoà đối với Operon Lăc ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào ?
A. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với vùng O;
B. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với sự thay đổi điều kiện môi trường;
C. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với nhóm gen cấu trúc;
D. Dựa vào tương tác của protein ức chế đối với vùng P;

Câu 8: Đặc trưng nào sau đây quy định tốc độ phát triển của quần thể?
A. Thành phần nhóm tuổi; B. Mật độ;
C. Sự sinh sản và sự tử vong; D. Tỉ lệ đực/cái;

Câu 9: Điều nào sau đây không đúng với sự biến đổi các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế ?
A. Tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài giảm;
B. Kích thước và tuổi thọ các loài đều tăng lên;
C. Sinh khối, tổng sản lượng và sản lượng sơ cấp đều tăng;
D. Lưới thức ăn càng trở lên phức tạp, quan hệ giữa các loài ngày càng trở lên căng thẳng;

Câu 10: Nguyên nhân làm cho cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ?
A. Cấu trúc phức tạp của ADN trong NST;
B. Phiên mã diễn ra trong nhân, dịch mã diễn ra trong tế bào chất;
C. Tế bào có nhiều hoạt động sống phức tạp;
D. Có cấu trúc nucleôxôm phức tạp;

Câu 11: Trong 1 quần thể, thấy số cá thể mang kiểu hình mắt trắng chiếm tỉ lệ 1% và quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tính trạng màu sắc mắt gồm hai alen quy định và mắt trắng là tính trạng lặn. Tỷ lệ % số cá thể ở thể dị hợp trong quần thể là:
A. 54%; B. 18%; C. 72%; D. 81%;

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu của tiến bộ sinh học là:
A. Sinh sản nhanh; B. Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi;
C. Phân hoá đa dạng; D. Phức tạp hoá tổ chức cơ thể;

Câu 13: Cho cá giếc cái lai với cá chép đực thu được F1 toàn cá có râu. Tiếp tục cho cá F1 giao phối với nhau được F2 cũng toàn cá có râu. Kết quả của phép là chịu sự chi phối bởi sự di truyền nào?
A. Sự di truyền qua tế bào chất; B. Sự di truyền của gen trên NST Y;
C. Sự di truyền của gen trên NST X; D. Sự di truyền của gen trên NST thường;

Câu 14: Điều nào sau đây giải thích không đúng lý do tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?
A. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu;
B. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa hai sợi cromatit của cặp tương đồng;
C. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau;
D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo;

Câu 15: Các biện pháp không góp phần bảo vệ môi trường là :
A. Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu bệnh hại;
B. Trồng sắn ở các vùng đồi núi vừa để tăng thu nhập vừa bảo vệ chống xói mòn đất;
C. Lọc nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp;
D. Bảo vệ đa dạng vồn gen trong hệ sinh thái nông nghiệp;

Câu 16: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối với nhóm sinh vật nào?
A. Động vật; B. Nấm; C. Vi sinh vật; D. Thực vật;

Câu 17: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F2 có tỉ lệ : 3 cá vảy đỏ: 1 cá vảy trắng (trong đó cá vảy trắng toàn là cá cái). Cho cá cái F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau như thế nào?
A. 1 cái vảy đỏ: 1 đực vảy đỏ: 1cái vảy trắng: 1 đực vảy trắng
B. 1 cái vảy đỏ: 1 đực vảy trắng;
C. 3 cái vảy đỏ: 1đực vảy trắng;
D. 1 đực vảy đỏ:1 cái vảy trắng;

Câu 18: Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có:
A. Có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp nhưng sự xuất hiện của chúng lại làm tăng độ đa dạng cho quần xã;
B. Tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng và sự phát triển của quần xã;
C. Vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định của quần xã;
D. Vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì 1 lý do nào đó;

Câu 19: Gen S đột biến thành gen s. Khi quá trình tự nhân đôi liên tiếp 3 lần từ gen S và gen s thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 2 nucleotid. Dạng đột biến xảy ra với gen S là:
A. Mất 1 cặp nuclêôtit; B. Đảo vị trí 2 cặp nucleôtit;
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit; D. Mất 2 cặp nuclêôtit ;

Câu 20: Khi cho gà chân thấp lai với nhau thu được 152 con chân thấp và 74 con chân cao. Tính trạng chiều cao chân do 1 gen quy định và nằm trên NST thường. Kết quả phép lai được giả thích như thế nào?
A. Do tác động bổ trợ của gen trội và gen lặn; B. Do tác động cộng gộp của gen trội và gen lặn;
C. Do tác động gây chết của gen trội; D. Do tác động át chế của gen trội;

Câu 21: Sự tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào :
A. Tác động của giao phối; B. Tác động của chọn lọc tự nhiên;
C. Ảnh hưởng của môi trường có bụi than; D. Tác động của đột biến;

Câu 22 : Tính đa hình về vốn gen của quần thể giao phối có vai trò :
A. Tạo nên sự cân bằng di truyền trong quần thể;
B. Tạo ra tiềm năng thích ứng của quần thể trước thay đổi của ngoại cảnh;
C. Xác lập tương quan tần số của các alen;
D. Thể hiện sự ưu thế của các hình thức sinh sản giao phối;

Câu 23: Quan hệ nào giữa các sinh vật trong quần xã đóng vai trò quan trọng nhất?
A. Hỗ trợ; B. Đối địch; C. Nơi ở; D. Dinh dưỡng;

Câu 24: Sơ đồ sau biểu thị cho loại diễn thế nào?Rừng lim -> rừng sau sau -> trảng cây gỗ -> trảng cây bụi -> trảng cỏ.
A. Diễn thế phân huỷ;
B. Sơ đồ trên không biểu thị 1 diễn thế nào vì đã bị viết sai;
C. Diễn thế thứ sinh;
D. Diễn thế nguyên sinh;

Câu 25: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển 1 gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì :
A. Nếu không có thể truyền thì gen không thể chui vào tế bào nhận và nhân lên, phân ly về các tế bào con khi chúng phân chia;
B. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận;
C. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo sản phẩm trong tế bào nhận;
D. Nếu không có thể truyền thì ta khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen từ tế bào nhận;

Câu 26: Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài, v quy định cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ 50% cánh dài, 50% cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau thi F2 thống kê trên cả quần thể có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 9 cụt: 7dài; B. 1 cụt: 3dài; C. 1 cụt: 1dài; D. 5cụt: 7dài;

Câu 27: Các nhóm phân loại đều có quá trình phát triển phôi trải qua các giai đoạn giống nhau, điều này chứng tỏ :
A. Thế giới sinh vật có cùng nguồn gốc và sự tiến hoá có tính kế thừa;
B. Sự phát triển của sinh vật phản ánh đầy đủ quá trình tiến hoá của chúng;
C. Quá trình tiến hoá của sinh vật luôn trải qua các giai đoạn giống nhau;
D. Thế giới sinh vật có nguồn gốc từ 1 tế bào đầu tiên là hợp tử;

Câu 28: Phát biểu không đúng với sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là :
A. Các chất hữu cơ đơn giản xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất bằng con đường tổng hợp hoá học
B. Chọn lọc tự nhiên bắt đầu tác động từ khi xuất hiện các tế bào sơ khai;
C. Sự xuất hiện sự sống gắn liến với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi;
D. Nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho con đường tiến hoá hoá học;

Câu 29: Ở cà chua, A- hoa đỏ, a – hoa trắng. Cho PTC hoa đỏ lai với hoa trắng được F1 100% hoa đỏ. Xử lý cônxisin cây F1. Sau đó cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỉ lệ: 11 hoa đỏ:1 hoa trắng. Kiểu gen những cây F1 sau xử lý đột biến là:
A. AAaa x AAaa; B. AAaa x Aaaa; C. Aa x AAaa; D. Aa x Aaaa;

Câu 30: Không giao phối được do chênh lệch về thời kì sinh sản như mùa ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào ?
A. Cách li tập tính; B. Cách li nơi ở;
C. Cách li cơ học; D. Cách li sinh thái;

Câu 31: Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp này không phân li ở kì sau của giảm phân II ở 1 số tế bào thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?
A. Aa, O, A, a; B. AA, Aa,A,a; C. AA, O,a; D. Aa, aa;

Câu 32: Ở 1 loài thú, locut quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A>a’>a, trong đó: A- lông đen, a’ – lông xám, a – lông trắng. Một quần thể có tỉ lệ kiểu hình là: 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của alen a’ là:
A. 0,4; B. 0,3; C. 0,5; D. 0,2;

Câu 33: Thực chất của hình thành loài là :
A. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng đa hình,tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc;
B. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc;
C. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra thành phần kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc;
D. Sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản không hoàn toàn với quần thể gốc;

Câu 34: Khi các cá thể của 1 quần thể giao phối lưỡng bội giảm phân để hình thành các giao tử đực và cái, ở 1 số tế bào sinh giao tử đực và cái, 1 cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, Giảm phân II diễn ra bình thường. Giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể tạo ra các tổ hợp NST là:
A. 2n-2, 2n, 2n+2+1; B. 2n+1, 2n-2-2, 2n, 2n+2;
C. 2n+1, 2n-1-1-1, 2n; D. 2n, 2n-1, 2n+1, 2n-2, 2n+2;

Câu 35: Đột biến cấu trúc NST dễ được nhận biết vào kì nào của giảm phân?
A. Kì đầu lần phân bào I; B. Kì giữa lần phân bào II;
C. Kì giữa lần phân bào I; D. Kì đầu lần phân bào II;

Câu 36: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN:
A. Có thể hoặc không chứa mã di truyền và có số lần lặp lại đặc trưng cho mỗi cá thể;
B. Chứa mã di truyền và có số lần lặp lại đặc trưng cho mỗi cá thể;
C. Không chứa mã di truyền và có số lần lặp lại không đặc trưng cho mỗi cá thể;
D. Không chứa mã di truyền và có số lần lặp lại đặc trưng cho mỗi cá thể;

Câu 37: Nhóm sinh vật đầu tiên có thể cư trú thành công trên 1 đảo mới hình thành do hoạt động của núi lửa là:
A. Nấm; B. Tảo; C. Địa y; D. Rêu;

Câu 38: Cơ quan sinh dục nữ có sản sinh hormon sinh dục nam, đây là bằng chứng của :
A. Cơ quan tương tự; B. Cơ quan thoái hoá;
C. Cơ quan tương ứng; D. Cơ quan tương đồng;

Câu 39: Đâu không phải là điểm khác nhau trong cơ chế nhân đôi ở tế bào nhân sơ so với tế bào nhân thực?
A. Diễn ra tại nhiều điểm trên phân tử ADN cùng 1 lúc; B. Năng lượng tiêu tốn ít hơn;
C. Có ít loại enzim tham gia hơn; D. Diễn ra nhanh hơn;

Câu 40: Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là :
A. Điều hoà mật độ ở các quần thể; B. Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã;
C. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã; D. Điều chỉnh số lượng loài trong quần xã;

Câu 41: Bệnh NST nào phổ biến nhất ở người ?
A. Hội chứng Patau; B. Hội chứng Đao;
C. Hội chứng Etuôt; D. Hội chứng Claiphentơ;

Câu 42: Điều nào sau đây không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội ?
A. Độ hữu thụ lớn hơn; B. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn;
C. Phát triển khoẻ hơn; D. Có sức chống chịu tốt hơn;

Câu 43: Trong tiến hoá thì sự thích nghi của cơ thể được đánh giá bằng :
A. Tính biến dị di truyền;
B. Sức khoẻ;
C. Sự đóng góp vào vốn gen của thế hệ sau;
D. Tính ổn định khi đối mặt với những biến đổi của môi trường;

Câu 44: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ thứ ba ?
A. Cây Hạt kín phát triển mạnh; B. Phát sinh các nhóm linh trưởng;
C. Xuất hiện loài người; D. Chim và thú phát triển mạnh;

Câu 45: Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai là :
A. Các alen trội thường có lợi hơn các alen lặn, tác động cộng gộp của nhiều alen trội có lợi hính thành ưu thế lai;
B. Cơ thể dị hợp của các alen tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 gen alen dẫn tới con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ;
C. Ở cơ thể dị hợp, alen trội át chế sự biểu hiện của alen lặn có hại, không cho chúng biểu hiện;
D. Các gen không alen tác động bổ trợ với nhau;

Câu 46: Các thể lệch bội – dị bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn?
A. Thể không nhiễm và thể bốn nhiễm; B. Thể một nhiễm và thể ba nhiễm;
C. Thể không nhiễm và thể một nhiễm; D. Thể không nhiễm và thể ba nhiễm;

Câu 47: Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với các tế bào bình thường mẫn cảm với thuốc thì tạo ra các tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ tính kháng thuốc được truyền qua gen ở:
A. NST Y; B. Ngoài NST; C. NST thường; D. NST X;

Câu 48: Ở động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía bắc có:
A. Các phần nhô ra to hơn, còn kích thước cơ thể lớn hơn những loài tương tự ở phía nam thuộc Bán Cầu Bắc ;
B. Các phần nhô ra to hơn, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn những loài tương tự ở phía nam thuộc Bán Cầu Bắc ;
C. Các phần nhô ra nhỏ hơn, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn những loài tương tự ở phía nam thuộc Bán Cầu Bắc ;
D. Các phần nhô ra nhỏ hơn, còn kích thước cơ thể lớn hơn những loài tương tự ở phía nam thuộc Bán Cầu Bắc ;

Câu 49: Số lượng cá thể của quần thể luôn có xu hướng ổn định do :
A. Quần thể đó tự điều chỉnh; B. Quần thể khác trong quần xã khống chế;
C. Khi số lượng cá thể quá nhiều thì tự chết; D. Cả B và A;

Câu 50: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao hạt dài và thân thấp hạt bầu thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20.000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu. Tỉ lệ thân cao hạt dài ở F2 là bao nhiêu?
A. 0,5625; B. 0,1875; C. 0,0625; D. 0,375;

Đánh giá bài viết
1 2.179
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối B

    Xem thêm