Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình, có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu luyện thi đại học môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Toán trường THPT Gia Viễn A, Ninh Bình

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A

(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC; Khối A , B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề: 121

Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.

Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 1: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.

Câu 2: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2.

Câu 3: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch

A. NaCl loãng. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. NaOH loãng

Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca

Câu 5: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2

A. nhiệt phân CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.

C. điện phân dung dịch CaCl2. D. điện phân CaCl2 nóng chảy.

Câu 6: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là

A. 150 ml B. 60 ml C. 75 ml D. 30 ml

Câu 7: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4

Câu 8: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?

A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p6

Câu 9: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

Câu 10: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Gây ngộ độc nước uống.

B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

Câu 11: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là

A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 600 ml.

Câu 12: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 3717Cl chiếm 24,25% tổng số nguyên tử, còn lại là 3517Cl. Thành phần % theo khối lượng của trong NaClO4 là:

A. 7,325% B. 8,435% C. 8,565% D. 8,790%

Câu 13: Các nguyên tố từ Na đến Cl, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. B. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.

C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm

Câu 14:Trong số các chất sau:HBr, CO2, CH4, NH3, Br2, C2H2, N2, C2H4.Số chất mà phân tử không phân cực là:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 15: Có 6 dung dịch cùng nồng độ mol/lit là: Dung dịch NaCl(1), dung dịch HCl(2), dung dịch Na2CO3 (3), dung dịch NH4Cl(4), dung dịch NaHCO3(5), dung dịch NaOH(6). Dãy sắp xếp theo trình tự pH của chúng tăng dần như sau:

A. (1)<(2)<(3)<(4)<(5)<(6). B. (2)<(3)<(1)<(5)<(6)<(4).

C. (2)<(4)<(1)<(5)<(3)<(6). D. (2)<(1)<(3)<(4)<(5)<(6).

Câu 16: Có các dung dịch: NaCl, Ba(OH)2 , NH4HSO4, HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng dung dịch Na2CO3 nhận biết được mấy dung dịch?

A. 4 dung dịch. B.Cả 6 dung dịch. C. 2 dung dịch. D.3 dung dịch.

Câu 17: Cho phản ứng:

N2(k) + 3H2(k)2NH3 (k)ΔH = -92 kJ

Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là

A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 18: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

Sau khi cân bằng phương pháp hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của H2O là

A. 46x – 18y. B. 45x – 18y. C. 13x – 9y. D. 23x – 9y.

Câu 19: Cho các chất hoặc dung dịch sau đây

(1) dung dịch Al(NO3)3 + dung dịch Na2S

(2) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 (đun nóng)

(3) Al + dung dịch NaOH

(4) dung dịch AlCl3 + dung dịch NaOH

(5) dung dịch NH3 + dung dịch AlCl3

(6) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl2

Số phản ứng tạo khí là:

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.

(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là

A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1. C

11. B

21. D

31. C

41. A

2. D

12. A

22. B

32. A

42. B

3. C

13. C

23. A

33. A

43. B

4. C

14. C

24. B

34. C

44. C

5. D

15. C

25. C

35. A

45. B

6. C

16. B

26. C

36. B

46. D

7.. A

17. D

27. D

37. C

47. B

8. C

18. D

28. C

38. B

48. C

9. D

19. D

29. B

39. C

49. D

10. A

20. D

30. C

40. A

50. B

Đánh giá bài viết
1 1.301
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm