Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Hồng Lĩnh

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu để tự luyện tập chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Hồng Lĩnh. Đây là tài liệu hữu ích bao gồm đề thi thử và đáp án môn hóa, giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN HÓA 2015

Trường THPT Hồng Lĩnh

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề có 50 câu trắc nghiệm, gồm 4 trang)
Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag=108; Ba = 137.

Câu 1: Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là

A. 53,5 gam. B. 33,7 gam. C. 42,5 gam. D. 15,5 gam.

Câu 2: Dung dịch A chứa: a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol HCO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. a + b = c + d. B. a + b = 2c + 2d. C. 2a + 2b = c + d. D. a + c = b + d.

Câu 3: Cho hỗn hợp Na và Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là

A. 104,12 lít. B. 4,57 lít. C. 54,35 lít. D. 49,78 lít.

Câu 4: Cho các chận xét sau:

(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%;

(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương;

(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit;

(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm;

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói;

(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím;

(7) Saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kỉ thuật tráng gương, tráng ruột phích.

Số nhận xét đúng là

A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.

Câu 5: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loảng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?

A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Ag.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử;

(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen;

(3) Oxi hóa ancol bậc 1 thu được anđêhit;

(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3;

(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ;

(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac;

(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên;

(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol.

Số phát biểu luôn đúng là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

A. Cu. B. Be. C. Ca. D. Mg.

Câu 8: Hoà tan 3,38 gam oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 800ml dung dịch KOH 0,1 M. Công thức phân tử oleum đã dùng là

A. H2SO4 .nSO3. B. H2SO4 .4SO3. C. H2SO4 .2SO3. D. H2SO4 .3SO3.

Câu 9: Cho 50 gam hổn hợp X gồm bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hổn hợp X là

A. 40,8%. B. 40%. C. 20,4%. D. 53,6 %.

Câu 10: Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?

A. dung dịch KOH. B. dung dịch Na2CO3. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch AgNO3/NH3.

Đánh giá bài viết
1 967
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm