Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang có kèm theo đáp án là tài liệu tham khảo môn vật lý hữu ích, giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi quốc gia, ôn thi tốt nghiệp môn vật lý, luyện thi đại học khối A. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Toán trường THPT Lạng Giang số 1, Bắc Giang

Đề thi thử quốc gia môn vật lý

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 1
Môn: Vật Lý 12-Năm học 2014-2015

Thời gian làm bài: 90phút; Đề gồm 50 câu trắc nghiệm

Họ tên :.........................................Lớp:.........................Mã đề :132

Câu 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm, khi vật có li độ x = - 3cm thì có vận tốc 4 cm/s. Tần số dao động là:

A. 0, 2 Hz B. 2Hz C. 0, 5Hz D. 5Hz

Câu 2: Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d = 10cm giữa chúng. Tìm chu kì con lắc khi dao động trong điện trường giữa hai bản kim loại:

A. 0,964 B. 0,928s C. 0,631s D. 0,580s

Câu 3: Người ta tạo ra giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn A,B dao động với phương trình uA = uB = 5cos10πt cm.Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s.Một điểm N trên mặt nước với AN – BN = -10cm nằm trên đường cực đại hay cực tiểu thứ mấy, kể từ đường trung trực của AB?

A. Cực tiểu thứ 3 về phía A B. Cực tiểu thứ 4 về phía A

C. Cực tiểu thứ 4 về phía B D. Cực đại thứ 4 về phía A

Câu 4: Một con lắc đơn được treo ở trần thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T’ bằng

Câu 6: Một con lắc lò xo đang cân bằng trên mặt phẳng nghiêng một góc 370 so với phương ngang. Tăng góc nghiêng thêm 160 thì khi cân bằng lò xo dài thêm 2 cm. Bỏ qua ma sát, lấy g ≈ 10 m/s2; sin 370 ≈ 0,6. Tần số góc dao động riêng của con lắc là :

A. 12,5 (rad/s). B. 10 (rad/s) C . 15 (rad/s) D.5 (rad/s)

Câu 7: Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 8: Một sợi dây AB đàn hồi căng ngang dài l = 120cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng ổn định. Bề rộng của bụng sóng là 4a. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha có cùng biên độ bằng a là 20 cm. Số bụng sóng trên AB là:

A. 4. B. 8. C. 6. D. 10.

Câu 9: Con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ F0 và tần số f1=6Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2=7Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2:

A. A1=A2 B. A1>A2 C. A2>A1 D. Chưa đủ điều kiện để kết luận

Câu 10: Một nam điện có dòng điện xoay chiều tần số 50Hz đi qua. Đặt nam châm điện phía trên một dây thép AB căng ngang với hai đầu cố định, chiều dài sợi dây 60cm. Ta thấy trên dây có sóng dừng với 2 bó sóng. Tính tốc độ sóng truyền trên dây?

A. 60m/s B. 60cm/s C.6m/s D. 6cm/s

Đánh giá bài viết
1 831
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm