Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Vật Lý tỉnh Quảng Ninh

Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Vật Lý tỉnh Quảng Ninh có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2015, ôn thi tốt nghiệp môn vật lý, luyện thi đại học khối A. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH QUẢNG NINH

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 06 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: VẬT LÍ
Ngày thi: 14/3/2015
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10 -19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; gia tốc trọng trường g = 10m/s2.

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(50 πt + π/6) (V) vào đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Biết tại thời điểm cường độ dòng điện qua mạch có độ lớn cực đại thì điện áp hai đầu mạch đang có độ lớn bằng U0/2. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai thời điểm mà công suất tức thời bằng không là

A. 1/150 s. B. 1/100 s. C. 1/300 s. D. 1/600 s.

Câu 2: Cho hai dao động điều hoà với li độ x1 và x2 có đồ thị như hình vẽ. Tổng tốc độ của hai dao động ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất là

A. 20 π cm/s. B. 10 π cm/s. C. 140 π cm/s. D. 200 π cm/s.

Câu 3: Nếu tăng số vòng dây của cuộn cảm, thì chu kỳ của mạch dao động điện từ sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm. B. Không đủ cơ sở để trả lời.

C. Tăng D. Không đổi.

Câu 4: Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ, được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dẫn điện dài 20cm, vật B tích điện tích q = 10-6 C. Vật A được gắn vào một đầu lò xo nhẹ có độ cứng K = 10 N/m, đầu kia của lò xo cố định. Hệ được đặt nằm ngang trên mặt bàn nhẵn trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2.105 V/m hướng dọc theo trục lò xo. Ban đầu hệ nằm yên, lò xo bị dãn. Cắt dây nối hai vật, vật B rời ra chuyển động dọc theo chiều điện trường, vật A dao động điều hòa. Sau khoảng thời gian 1,5 s kể từ lúc dây bị cắt thì A và B cách nhau một khoảng gần đúng là

A. 24,5 cm. B. 22,5 cm. C. 28,5 cm. D. 44,5 cm.

Câu 5: Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch

A. bằng không nếu đoạn mạch chứa cuộn cảm thuần.

B. tỉ lệ nghịch với tần số góc nếu mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần.

C. tỉ l ệ nghịch với tần số góc nếu đoạn mạch chỉ chứa tụ điện.

D. bằng không nếu đoạn mạch chứa tụ điện.

Câu 6: Dao động có biên độ dao động giảm dần theo thời gian gọi là

A. dao động duy trì. B. dao động cưỡng bức.

C. dao động điều hoà. D. dao động tắt dần.

Câu 7: Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 3 lần chiều dài ℓ của con lắc đơn đều cho cùng một giá trị là 55,6 cm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là

A. ℓ = (556 ± 0,1 ) mm. B. ℓ = (55,6 ± 0,05) cm.

C. ℓ = (556 ± 2) mm. D. ℓ = (55,6 ± 0,1) cm.

Câu 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 4 mm, số bức xạ cho vân sáng là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

Câu 9: Quang phổ liên tục của một vật

A. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

B. phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.

C. phụ thuộc vào bản chất của vật.

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.

Câu 10: Biết công thoát êlectron của các kim loại: bạc, canxi, kali, và đồng lần lượt là: 4,78 eV; 2,89 eV; 2,26 eV; và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 µm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện xảy ra với các kim loại nào sau đây?

A. Kali và đồng. B. Canxi và bạc. C. Kali và canxi. D. Bạc và đồng.

Đánh giá bài viết
3 1.639
Sắp xếp theo

Luyện thi đại học khối A

Xem thêm